VHO – Tin vui đến với cộng đồng Khmer Sóc Trăng trong những ngày giáp Tết khi Lễ hội đua ghe Ngo vừa được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
vho- 20 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là con số ấn tượng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam. Tính đến thời điểm này, chưa một bảo tàng nào đạt đến con số ấy.
VHO- Ngày xưa, cũng chẳng phải xưa lắm, chỉ cách đây vài chục năm, chợ hoa Tết Hàng Lược thường có một phần không gian dành cho những sạp hàng đồ cổ, trong đó có cả những đồ cũ, tạo nên một không khí xuân đặc trưng của phố phường Hà Nội. Đến đây, không chỉ có những người già hiếu cổ, tóc bạc, mà còn nhiều nam thanh, nữ tú tân thời, mua ít, ngắm nhiều để hưởng cái không khí ngày xuân tĩnh lặng của hoa và cổ vật, lui tránh sự ồn ào, náo nhiệt của phố phường mua sắm cuối năm.
VHO- Ngày xưa, cũng chẳng phải xưa lắm, chỉ cách đây vài chục năm, chợ hoa Tết Hàng Lược thường có một phần không gian dành cho những sạp hàng đồ cổ, trong đó có cả những đồ cũ, tạo nên một không khí xuân đặc trưng của phố phường Hà Nội. Đến đây, không chỉ có những người già hiếu cổ, tóc bạc, mà còn nhiều nam thanh, nữ tú tân thời, mua ít, ngắm nhiều để hưởng cái không khí ngày xuân tĩnh lặng của hoa và cổ vật, lui tránh sự ồn ào, náo nhiệt của phố phường mua sắm cuối năm.
VHO- Hiện trạng dường như hoang tàn ở di tích quốc gia chùa Thiên Phúc; tình trạng tan hoang phủ bạt ở đình Đại Lâm, cùng thuộc cụm di tích quốc gia đình, đền, nghè, chùa Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) được Văn Hóa phản ánh mới đây có thể xem là dẫn chứng đau lòng của việc xâm hại di tích, di sản diễn ra trong thời gian qua. Một trong những nguyên nhân được chỉ rõ là trách nhiệm của chính quyền địa phương sở tại trong công tác quản lý di tích còn bị buông lỏng, lơ là.
VHO - Những năm qua, Bình Định đã tập trung bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn kết phát triển du lịch. Đặc biệt, trong hơn 2 năm nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành Văn hóa Bình Định vẫn nỗ lực thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương để góp phần thúc đẩy, phát triển du lịch dựa trên khai thác giá trị di sản.
VHO- Hôm qua 18.1, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa TP Hội An (Quảng Nam) đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của lực lượng mạng lưới Cộng tác viên (CTV) quản lý, bảo tồn di sản văn hóa Hội An.
VHO- Trưng bày chuyên đề Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam vừa được Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số sưu tập tư nhân khai mạc sáng 18.1 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý dự và cắt băng khai mạc trưng bày.
VHO- Trong kỹ thuật xây Thành nhà Hồ (thành Tây Đô) các nhà nghiên cứu trong quá trình khảo sát, khai quật, nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều vấn đề về kỹ thuật xây dựng, từ việc chọn đá, tạo nhẵn bề mặt, đến việc vận chuyển và đưa những khối đá nặng hàng vài tấn để xây cổng thành và bờ thành. Tuy nhiên, những vấn đề về việc xây dựng thành dường như vẫn chưa được giải mã hết. Qua khảo sát nhiều tường thành, chúng tôi nhận thấy có nhiều những chi tiết cần được bàn thêm. Đó là ở nhiều khu vực xuất hiện những phiến đá nhỏ (xem hình) dùng để “vá” chỗ trống được tạo ra của hai, ba viên đá bị trống tạo ra lỗ hổng ở vị trí tiếp giáp nhau.
VHO- Hội nghị- Hội thảo Tổng kết thực hiện Luật Di sản Văn hóa đã được Bộ VHTTDL tổ chức sáng 12.1.2022, trực tiếp tại đầu cầu trụ sở Bộ VHTTDL và trực tuyến tại các điểm cầu 63 tỉnh, thành trong cả nước. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng dự và phát biểu chỉ đạo.
VHO- Ngày 11.1, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị sẽ phối hợp với UBND huyện Phong Điền và các đơn vị liên quan xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể làng nghề truyền thống gốm Phước Tích (xã Phong Hòa). Làng cổ Phước Tích được Bộ VHTTDL xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2009, với diện tích khoanh vùng bảo vệ hơn 430.000m2. Làng cổ này còn lưu giữ những di sản vật thể có giá trị cao về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, gồm: 13 di tích tín ngưỡng, 17 nhà thợ họ, 11 nhà thờ nhánh họ và đặc biệt là 26 ngôi nhà rường cổ của dân cư địa phương có tuổi thọ trên 100 năm.
VHO- Hai bộ xương cá voi hơn 300 tuổi ở di tích Lăng Tân, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị hư hỏng 40% vừa được các chuyên gia phục dựng thành công. Ông Đặng Trung Hiếu, chuyên gia chế tác mẫu vật, phụ trách việc phục dựng, cho biết xương cá nhiều chỗ bị hư hỏng do độ ẩm và nhiệt độ ở đảo. Đơn vị thi công đã huy động 10 kỹ thuật viên bám đảo hơn hai tháng thi công khung đỡ, xử lý xương mục, sơn phủ bóng phần xương. Họ dùng phương pháp nhựa hóa một số phần xương mục và tôn tạo toàn bộ phần đầu cá bằng nhựa composite.
VHO- Vóc dáng mấy trăm năm của ngôi cổ tự đã “vỡ vụn”, nay chỉ còn lại đống gạch lổn nhổn. Khung cảnh này cũng diễn ra tương tự tại ngôi đình ở vị trí cách đó không xa. Đó là hiện trạng của di tích chùa Thiên Phúc và đình Đại Lâm, thuộc cụm di tích quốc gia đình, đền, nghè, chùa Đại Lâm (xã Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh). Trước cảnh tượng đó khiến người dân xót xa, tiếc nuối.
VHO- Chuyện xảy ra tại di tích Kiến trúc nghệ thuật quốc gia đình - chùa Vàng (xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội) kéo dài trong suốt thời gian qua đã gây nên nhiều bức xúc trong dư luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra theo diễn biến của vụ việc, trong đó nổi lên là việc ban hành quyết định thu hồi quyết định cấp đất cho cơ sở tôn giáo, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chùa Vàng của UBND TP Hà Nội.
VHO- Qua thông tin từ các cụm chữ Hán khắc trên thân quả chuông cho biết, chuông được đúc vào tháng 3.1856, năm thứ 10 thời vua Tự Đức trị vì. Chuông do 12 đệ tử công đức, 7 ông cai Tổng và 2 ông quan võ cấp dưới đã đồng lòng cho phép đúc quả chuông để cung tiến, đưa vào treo ở khu cửa chính ra vào của ngôi đền Tuần Quán.
VHO- Ngày 10.1.2022, Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 63/BVHTTDL-DSVH do Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký, gửi UBND TP. Hà Nội về việc xử lý xâm phạm di tích quốc gia chùa Vàng (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội). Liên quan đến nội dung này, Báo Văn Hóa đã có bài viết “Chuyện gì đang xảy ra tại cụm di tích quốc gia Đình, Chùa Vàng (Hà Nội)?” trên số báo phát hành ngày 10.1.
VHO- Sau những rắc rối xoay quanh trong việc thu hồi nhà công sản số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, mới đây tỉnh Quảng Nam đã chính thức có quyết định thu hồi ngôi nhà này.
VHO- Từ đầu năm 2022, một số cơ chế, chính sách đặc thù sẽ được áp dụng cho tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có nhiều chính sách quan trọng cho công tác bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di sản; làm cơ sở, nền tảng vững chắc để phát triển Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng văn hóa…
VHO- Những ngày đầu năm mới 2022, câu chuyện gia tộc Trần Đức ở phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) hiến tặng đất, công trình kiến trúc tại Khu tưởng niệm Cống quận công Trần Đức Hòa cho Nhà nước sử dụng, quản lý vào giữa tháng 12.2021 đã lan tỏa hình ảnh đẹp, đúng chủ trương vận động xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích...
Thăm dò ý kiến
Bạn thấy trải nghiệm đọc Báo Văn hóa điện tử như thế nào??