Ngạc nhiên với cảnh quan đền Kiếp Bạc

Ngạc nhiên với cảnh quan đền Kiếp Bạc

VHO- Chỉ trong vòng hơn hai tuần, cảnh quan trước trục "thần đạo" đền Kiếp Bạc đã trở nên khang trang, sạch đẹp tựa như một không gian công viên ngập tràn cây xanh, cờ ngũ sắc. Có mặt nơi đây vào những ngày này, ai cũng phải ngạc nhiên, trầm trồ…
Hội An: “Làm mới” di sản để thu hút khách

Hội An: “Làm mới” di sản để thu hút khách

VHO- Sau thời gian “đóng cửa” vì dịch bệnh, thời gian qua, lượng du khách đến phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại, việc buôn bán, kinh doanh của người dân cũng dần khởi sắc. Tuy lượng khách đến tham quan Hội An mỗi ngày lên đến hàng nghìn người, nhưng số du khách mua vé tham quan không nhiều. TP Hội An đang nỗ lực đổi mới, đồng thời gửi thông điệp kêu gọi, mong muốn du khách hưởng ứng mua vé tham quan để chung tay bảo tồn di sản.
Lâu đài cổ bỏ hoang ở phố Núi: Cần sớm khảo sát, lập hồ sơ di tích

Lâu đài cổ bỏ hoang ở phố Núi: Cần sớm khảo sát, lập hồ sơ di tích

VHO- Ở ngôi làng Ngol Tả, phường Chi Lăng, TP Pleiku (Gia Lai) có một tòa lâu đài cổ bỏ hoang cùng mấy đài chứa nước. Công trình này được xây dựng từ năm 1930 theo lối kiến trúc của Pháp, nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu giống cây trồng của người Pháp ở vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Sau giải phóng năm 1975, tòa nhà này bàn giao cho nhiều đơn vị quản lý sử dụng. Gần thế kỷ trôi qua, hiện tòa nhà này đã xuống cấp, đổ nát và bỏ hoang.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu: Lấp “khoảng trống” trong Luật

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu: Lấp “khoảng trống” trong Luật

VHO- Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã có 7 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Thế nhưng, thực tiễn cho thấy di sản tư liệu vẫn còn là vấn đề mới mẻ, hiện chưa được quy định trong Luật Di sản văn hóa cũng như tại bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam. “Khoảng trống” này trong thời gian tới đòi hỏi phải được lấp đầy.
Xung quanh việc khảo sát, nghiên cứu những hiện vật tại di tích Phủ Vân Cát( Nam Định): Hé lộ những sự thật... bất ngờ

Xung quanh việc khảo sát, nghiên cứu những hiện vật tại di tích Phủ Vân Cát( Nam Định): Hé lộ những sự thật... bất ngờ

VHO- Sau hơn một tháng làm việc, Tổ công tác gồm nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu ở Trung ương và các đơn vị phòng, ban chức năng của Bảo tàng, Sở VHTTDL Nam Định đã dần bóc tách, làm rõ nghi vấn về một số hiện vật, cũng như những “cáo buộc” rằng, việc thống kê hiện vật tại di tích Phủ Vân Cát là “không khách quan, mang tính chất phiến diện, không đúng với giá trị về lịch sử”. Đáng chú ý hơn, có những hiện vật nơi đây được người ta gọi là “tài sản quốc gia cần được bảo vệ” đã bị giới chuyên môn “lột mặt nạ”…
Ra mắt sách Di sản Hán Nôm Hội An

Ra mắt sách Di sản Hán Nôm Hội An

VHO-  Sách Di sản Hán Nôm Hội An - tập 6: Sắc phong” do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức bản thảo, in ấn; NXB Đà Nẵng cấp phép xuất bản đã chính thức ra mắt, giới thiệu công chúng .
“Làng di sản” bên bờ sông Cái

“Làng di sản” bên bờ sông Cái

VHO- Làng Phú Lộc ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa) là ngôi làng cổ với hơn 20 di tích đã được xếp hạng. Vì vậy, làng Phú Lộc còn được gọi là làng di sản. Dù trải qua hàng trăm năm nhưng nhiều nghề truyền thống như đúc đồng, làm bánh, bún… vẫn còn được người dân lưu giữ đến ngày nay.
Trồng thêm 300 cây xanh ở quần thể di tích lăng Gia Long

Trồng thêm 300 cây xanh ở quần thể di tích lăng Gia Long

VHO- Cán bộ, viên chức và người lao động của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa triển khai trồng 300 cây xanh ở khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích lăng Gia Long, tại xã Hương Thọ, TP Huế. Đây là một trong những hoạt động của chương trình “Tết trồng cây” xuân Nhâm Dần 2022, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời và hưởng ứng chương trình trồng 1 tỉ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.
Bảo tồn nét đẹp di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn nét đẹp di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

VHO- Tại đền Lưu Phái (xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì)  vừa  diễn ra chương trình Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu với nghi lễ hầu đồng do nghệ nhân dân gian Nguyễn Tiến Nghĩa thực hiện. Chương trình có sự tham dự của đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam.
Hơn 2 tỉ đồng tu bổ di tích quốc gia Tháp Dương Long và Tháp Cánh Tiên

Hơn 2 tỉ đồng tu bổ di tích quốc gia Tháp Dương Long và Tháp Cánh Tiên

VHO- UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định số 370/QĐ-UBND đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, tu bổ, khắc phục xuống cấp cơ sở hạ tầng tại di tích quốc gia đặc biệt Tháp Dương Long và di tích quốc gia Tháp Cánh Tiên, với tổng kinh phí hơn 2 tỉ đồng; dự án thuộc nhóm C, thực hiện trong 2 năm 2021 - 2022.
Hải Phòng:​​​​​​​ Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hải Phòng:​​​​​​​ Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO- Ngày 11.2, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm, phường Nam Hải, quận Hải An vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 15/2/2022, phường Nam Hải tổ chức rước Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Phủ Tiên Hương đã treo biển “Phủ chính”

Phủ Tiên Hương đã treo biển “Phủ chính”

VHO- Bà Trần Thị Huệ, thủ nhang Phủ Tiên Hương thuộc quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định) vừa cho biết, thực hiện văn bản số 170/ BVHTTDL-DSVH, ngày 17.1.2022 của Bộ VHTTDL về việc treo biển tên di tích tại Phủ Dầy mà cụ thể ở đây là Phủ Tiên Hương, và được sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh Nam Định, vào những ngày giáp Tết Nhâm Dần đã tiến hành treo biển Phủ chính Tiên Hương.
Có một nền văn minh đôi bờ sông Kôn

Có một nền văn minh đôi bờ sông Kôn

VHO- Cho đến nay người ta đều cho rằng, tất cả những nền văn minh của nhân loại đều được hình thành và phát triển trên đôi bờ các dòng sông. Ở sông Nin sản sinh ra nền Văn minh Ai Cập cổ đại, Văn minh Lưỡng Hà; sông Hằng sản sinh ra nền Văn minh Ấn Độ; sông Hoàng Hà sản sinh ra nền Văn minh Hoa Hạ và chảy qua Việt Nam sản sinh ra nền Văn minh sông Hồng...