Người Cống ở Điện Biên duy trì phát triển nghề đan lát

NAM HƯNG

VHO - Bảo tàng tỉnh Điện Biên vừa phối hợp với UBND Mường Nhé tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho 17 học viên dân tộc Cống đang sinh sống tại bản Nậm Kè, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nhằm từng bước sưu tầm, khôi phục, bảo tồn nghề thủ công truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Cống nơi đây.

Người Cống ở Điện Biên duy trì phát triển nghề đan lát - ảnh 1
Lớp truyền dạy nhằm triển khai thực hiện Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch"

Dân tộc Cống ở Điện Biênlà một trong 15 dân tộc thiểu số rất ít người của cả nước, có số dân dưới 10.000 người. Người Cống huyện Mường Nhé sinh sống tập trung tại bản Nậm Kè  với gần 60 hộ với hơn 400 nhân khẩu. Người dân trong bản  đều biết đan lát, nhưng  số người biết đan lát chủ yếu là người cao tuổi, người trẻ gần như không biết đan lát, từ đó nghề đan lát của dân tộc Cống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Ông Đặng Trọng Hà, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Điện Biên cho biết, nghề đan lát truyền thống đã gắn bó lâu đời với bà con dân tộc Cống ở Nậm Kè, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa cần được khôi phục, bảo tồn. 

Người Cống ở Điện Biên duy trì phát triển nghề đan lát - ảnh 2
Các học viên được các nghệ nhân am hiểu hướng dẫn nghề đan lát

Lớp truyền dạy nghề đan lát của dân tộc Cống do Bảo tàng tỉnh Điện Biên t chức là hoạt động  bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Cống nhằm triển khai thực hiện Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Điện Biên. 

Người Cống ở Điện Biên duy trì phát triển nghề đan lát - ảnh 3
Người Cống ở Điện Biên duy trì phát triển nghề đan lát - ảnh 4
Các học viên tích cực tham gia thực hành đan lát

Ông Đặng Trọng Hà nhấn mạnh, có thể thấy trong những năm gần đây, nghề đan lát của dân tộc Cống ở Nậm Kè, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé đang có nguy cơ bị mai một, thế hệ trẻ ngày nay không mấy “mặn mà” với nghề đan lát. Đa số những người còn duy trì được nghề đan lát truyền thống là những người lớn tuổi. Chính vì điều đó lớp truyền dạy được Bảo tàng tỉnh Điện Biên tổ chức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn hoá nói chung và nghề thủ truyền thống nói riêng, đặc biệt tạo điều kiện để thế hệ trẻ kế thừa, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình không bị mai một theo thời gian.

Người Cống ở Điện Biên duy trì phát triển nghề đan lát - ảnh 5
Ông Đặng Trọng Hà, Giám đốc Bảo tàng tỉnh bàn giao sản phẩm cho đại diện bản Nậm Kè

Thông qua lớp truyền dạy nhằm truyền tải các kỹ thuật đan lát đến bà con nhân dân, đặc biệt là các thế hệ thanh thiếu niên dân tộc Cống hiểu và tự hào hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc mình góp phần chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của ông cha để lại.

Ban t chức mong muốn các nghệ nhân và học viên tích cực, chủ động tham gia truyền dạy, học tập các kỹ năng, kỹ thuật thực hành nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình một cách nghiêm túc, hiệu quả và chất lượng.

Người Cống ở Điện Biên duy trì phát triển nghề đan lát - ảnh 6
Trao chứng nhận hoàn thành lớp tập huấn cho các học viên dân tộc Cống

Bên cạnh đó, để bảo tồn và phát huy nghề đan lát truyền thống của dân tộc Cống, Đảng ủy, chính quyền xã Nậm Chà cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong bảo tồn phát huy nghề đan lát truyền thống. Khuyết khích nhân dân dạy nghề, truyền nghề cho thế hệ trẻ trong bản để từ đó bảo tồn phát triển nghề đan lát truyền thống của đồng bào.

Tích cực phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, các đơn vị chức năng UBND huyện Mường Nhé tổ chức lớp đào tạo nghề đan lát cho bà con trong bản. Vận động, tuyên truyền đngười dân sử dụng các sản phẩm đan lát trong cuộc sống hàng ngày, từ đó, nâng cao nhận thức để bà con dân tộc Cống tự hào và yêu mến văn hóa truyền thống của dân tộc mình.