VHO - Tối 22.1, tại Khu Trung tâm bảo tồn văn hóa Hrê huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), UBND huyện Sơn Hà tổ chức Liên hoan văn nghệ cồng chiêng, đàn và hát dân ca “Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn” năm 2024.
VHO - Tỉnh Trà Vinh đang hướng đến cộng đồng dân tộc Khmer để xây dựng đời sống văn hóa gắn với các yếu tố bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc biệt là xây dựng sản phẩm du lịch từ bản sắc văn hóa truyền thống. Phát huy những lợi thế về văn hóa Khmer, tỉnh Trà Vinh đã khai thác mời gọi du khách đến trải nghiệm và khám phá.
VHO - Lai Châu là một trong những địa phương được thụ hưởng Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” và công tác triển khai thực hiện của địa phương này đã gặt hái nhiều thành quả.
VHO - Quảng trường Lam Sơn được “thay áo mới” khi chương trình Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên tại Thanh Hóa với chủ đề Điện Biên - Thanh Hóa, sắc màu hội tụ diễn ra. Chương trình nhằm quảng bá những đặc trưng, thế mạnh về văn hóa, du lịch của tỉnh Thanh Hóa – Điện Biên, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của hai tỉnh Thanh Hóa – Điện Biên.
VHO - Suốt hơn 50 qua, nghệ nhân Long Thị Nhang, 71 tuổi, người Chăm, sống tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận thầm lặng bên khung dệt để tạo ra những thước vải quý, qua bàn tay chăm chỉ, khéo léo của mình.
VHO - Tối 19.1, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Điện Biên và UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên - Thanh Hóa năm 2024.
VHO - 20h tối nay 19.1, Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên-Thanh Hóa sẽ diễn ra tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa với nhiều nội dung phong phú và đa dạng nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa đặc sắc các dân tộc tỉnh Điện Biên đến người dân, du khách tại Thanh Hóa.
VHO - Nghề dệt thổ cẩm của người Bana Kriêm tỉnh Bình Định đã có từ rất lâu. Tại các làng vùng cao, bà con vẫn lưu truyền và phát triển cho đến ngày nay. Trong quá trình kinh tế hội nhập, người Bana Kriêm cũng đang nỗ lực bảo tồn nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch.
VHO - Năm 2023, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành nhiều hoạt động thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
VHO - Sở VHTTDL An Giang và Sở Khoa học Công nghệ An Giang phối hợp với Viện Công nghệ cao Hutech (Trường Đại học Công nghệ TP.HCM), VNPT An Giang vừa tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Xây dựng và phát triển mô hình làng văn hóa bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh An Giang - Thực tiễn và Giải pháp”.
VHO - Lễ hội múa trống của người Giáy ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang) được tổ chức một lần duy nhất trong năm, đó là thời khắc đầu tiên của năm mới. Theo quan niệm của người Giáy, đây là thời điểm đất trời giao thoa, lòng người hạnh phúc. Khi đó, những tiếng trống vang lên tượng trưng cho những lời cầu mong một năm mới sung túc, hạnh phúc, vui tươi của mọi người sẽ được thánh thần nghe thấy.
VHO - Là vùng đất có nhiều tiềm năng, vì vậy, phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp - nông thôn là giải pháp căn cơ, là động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
VHO - Những bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ K’Ho với thiết kế độc đáo và không kém phần hiện đại được trình diễn bởi chính những người đồng bào trên đường phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tạo sự tò mò và thích thú cho công chúng.
VHO - Đến bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.
VHO - Với những giá trị văn hóa độc đáo, nhiều làng Chăm ở An Giang đang thu hút sự quan tâm của du khách gần xa, nhất là khách du lịch nước ngoài. Trong đó, du lịch văn hóa Chăm thu hút sự quan tâm rất lớn của du khách.
VHO - Duy trì qua nhiều thế hệ, Lễ hội cầu mùa đã trở thành bản sắc văn hóa đẹp của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần (Hà Giang). Nghi thức này thể hiện mong muốn của bà con về một mùa vụ bội thu, con người khỏe mạnh, ấm no, tránh được thiên tai và dịch bệnh. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.
VHO – Trong những năm qua, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và đội ngũ nhân sĩ, trí thức, doanh nhân người DTTS đã trở thành lực lượng có vai trò và vị trí quan trọng, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa và cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
VHO - So với những địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, huyện Như Thanh hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh cho phát triển du lịch. Trong đó, du lịch văn hóa được xem là tài nguyên đặc thù và tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng để Như Thanh trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong, ngoài nước.
VHO - Nhiều mô hình du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn dựa vào cộng đồng tại các làng quê ở Quảng Nam đã định hình được thương hiệu, đang là những mô hình phát triển bền vững, thu hút khách. Từ đó, góp phần đánh thức, phát huy bền vững các giá trị văn hóa bản địa của từng địa phương.
Thăm dò ý kiến
Bạn thấy trải nghiệm đọc Báo Văn hóa điện tử như thế nào??