Hướng đến lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10: Nhiều điểm mới, tôn vinh những tài năng, cống hiến

VHO - Tại lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10, sẽ có 125 NSND và 264 NSƯT được tôn vinh. Đã có nhiều ý kiến đánh giá, hoan nghênh quy định mở trong quá trình xét tặng theo tiêu chí “trường hợp đặc biệt” là điểm mới, tạo thuận lợi cho những nghệ sĩ có nhiều đóng góp, cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc và có chỗ đứng trong lòng công chúng cũng như đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà, tuy nhiên vì nhiều lý do mà họ chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí Giải thưởng…

Hướng đến lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10: Nhiều điểm mới, tôn vinh những tài năng, cống hiến - Anh 1
 

Tác phẩm Sắc ngọt dao Nùng của NSND Đỗ Văn Hiền

 Lấy sản phẩm là thước đo công việc

Sinh ra và lớn lên trong môi trường nghệ thuật, NSƯT Nguyễn Hải Linh không chỉ thành công trong lĩnh vực biểu diễn, mà với cương vị Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, cánh chim đầu đàn của nghệ thuật ca múa nhạc nước nhà, ông đã cùng các nghệ sĩ của Nhà hát luôn cố gắng hết mình để mang đến những chương trình nghệ thuật hay, hấp dẫn. Với những thành tích xuất sắc trong hoạt động nghệ thuật, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam có tên trong danh sách được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT lần thứ 10.

Hướng đến lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10: Nhiều điểm mới, tôn vinh những tài năng, cống hiến - Anh 2

“Lấy sản phẩm là thước đo công việc! Được phong tặng danh hiệu NSƯT là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của riêng tôi mà của cả gia đình, bạn bè. Đặc biệt, sự đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của các nghệ sĩ, cán bộ, công nhân viên Nhà hát đã cho tôi có được thành công của ngày hôm nay”, NSƯT Nguyễn Hải Linh chia sẻ.

Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cho biết, sẽ tiếp tục cùng với đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên tài năng, Ban lãnh đạo nhiệt tâm của Nhà hát mang đến nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, giúp khán giả có cái nhìn toàn cảnh về nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam trong thời kỳ mới. Đảm bảo tính kế thừa, phát huy tài năng người nghệ sĩ, đem văn hóa Việt Nam giới thiệu rộng rãi tới bạn bè quốc tế.

“Bên cạnh việc tiếp tục nêu cao hơn nữa trong việc bảo tồn, phát huy các giátrịnghệthuật truyền thống, xứng đáng là“Cánh chim đầu đàn” của nghệthuật ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát sẽ phải nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để thay đổi chính mình bằng những chương trình nghệ thuật vừa mang đậm giá trị truyền thống, vừa tiếp cận được các giá trị của nghệ thuật đương đại; đồng thời duy trì Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ thành một điểm đến văn hóa nghệ thuật hấp dẫn với khán giả”, NSƯT Nguyễn Hải Linh nhấn mạnh.

NSƯT NGUYỄN HẢI LINH (Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam)

Tận tâm với nghề để đón nhận món quà tuyệt vời nhất

Hướng đến lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10: Nhiều điểm mới, tôn vinh những tài năng, cống hiến - Anh 3

Có lẽ vì quá đam mê văn hóa các dân tộc Việt Nam nên biên đạo múa Đỗ Văn Hiền đã nhiều năm “cùng ăn cùng ở” với bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong tác phẩm của anh luôn có sự kết nối, tìm tòi, khai thác và khám phá, đặc biệt là văn hóa vùng cao. Mỗi tác phẩm khi “ra lò” đều có sự hòa điệu với công chúng để mang đến cái lạ, cái mê đắm chạm đến trái tim khán giả. Với những phấn đấu, cống hiến xuất sắc cho nghệ thuật nước nhà, biên đạo múa Đỗ Văn Hiền đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2015. Năm 2023, niềm vui tiếp tục được nhân lên khi anh được phong tặng danh hiệu NSND.

Học múa từ năm 12 tuổi, được đào tạo bài bản chuyên sâu về nghệ thuật múa Ballet, cùng với hai năm du học Pháp, NSND Đỗ Văn Hiền đã không ngừng cống hiến, sáng tạo nên những tác phẩm được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao bởi sự mới mẻ, đặc sắc, mang đậm bản sắc Việt, đồng thời đoạt nhiều giải thưởng lớn tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn do Bộ VHTTDL tổ chức. Trong đó, có thể kể đến các tác phẩm gây tiếng vang như: Dòng đàn PaZí, Đom đóm biển, Huyền thoại núi mẹ, Sắc ngọt dao Nùng, Vọng bản, Mẹ Phù sa, Sức sống Sơn La, Hồn Đất, Dệt tình Sa Pa…

Bằng sự tận tâm với nghề, đam mê văn hóa dân tộc khiến cho biên đạo múa Đỗ Văn Hiền không ngại lên vùng cao sinh sống, quan sát sinh hoạt hằng ngày của bà con, từ đó tìm ra cách kết hợp những yếu tố của văn hóa truyền thống với tinh hoa của nghệ thuật múa đương đại, tạo nên hàng loạt tác phẩm ấn tượng.

“Tôi bị cuốn hút bởi con người và những tập quán độc đáo của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Những điệu múa, lời ca, tiếng hát, âm nhạc nơi đây luôn hấp dẫn và cho tôi cảm giác gần gũi, thân thương. Vì thế, tôi thích đi nhiều nơi, khám phá, trải nghiệm đời sống dân dã, đặc biệt là đến các bản vùng cao xa xôi, vùng dân tộc thiểu số để thẩm thấu, cảm nhận, lấy chất liệu, tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng bản địa, từ đó nảy ra được nhiều ý tưởng hay để đưa lên sân khấu, tái hiện qua những tác phẩm dân gian đương đại...”, NSND Đỗ Văn Hiền chia sẻ.

Được phong tặng NSND vừa là niềm vinh dự nhưng cũng là trọng trách lớn đối với một người nghệ sĩ. NSND Đỗ Văn Hiền bày tỏ, trong thời gian tới, anh sẽ tiếp tục cống hiến và lan tỏa nhiều tác phẩm hay đến với công chúng. “Đặc biệt, niềm đam mê văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ khiến tôi càng phải cố gắng hơn nữa để xây dựng các chương trình tham gia hội diễn cũng như tác phẩm mới hằng năm. Mỗi chương trình tôi sẽ khai thác một khía cạnh riêng từ chất liệu văn hóa bản địa để gần gũi với cộng đồng dân cư nơi đó…”, anh cho biết.

(NSND, Biên đạo múa ĐỖ VĂN HIỀN)

Hướng đến lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10: Nhiều điểm mới, tôn vinh những tài năng, cống hiến - Anh 4

 Phỏng vấn NSƯT Lê Mạnh, Hội đồng chuyên ngành lĩnh vực PT-TH

Đạo diễn Đào Đức Thanh (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương) cho biết, trong lần trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ X, ê kíp thực hiện nhiệm vụ xây dựng phóng sự phản ánh quá trình xét tặng danh hiệu đã chú trọng tìm những điểm mới, khác biệt so với các kỳ trao tặng danh hiệu trước đây.

"Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn thành viên các Hội đồng chuyên ngành để ghi nhận, đánh giá, nhận xét trong quá trình xét tặng các danh hiệu. Có những nghệ sĩ đã có cống hiến, đóng góp trên chiến trường, hoặc do không hoạt động trong các môi trường nhà hát chuyên nghiệp nên không có điều kiện thường xuyên tham gia liên hoan, hội diễn… Thế nhưng, chỉ cần nhắc đến tên họ đã gợi lên nhiều cảm xúc đối với công chúng, khán giả.

Các thành viên Hội đồng chuyên ngành ở các lĩnh vực như GS.NGND Ngô Văn Thành (Âm nhạc); NSND Hà Thế Dũng (Múa); Đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai (Sân khấu); Đạo diễn, NSND Lê Hồng Chương (Điện ảnh); NSƯT Lê Mạnh (PT-TH)… đều thể hiện sự trân trọng, công tâm, khách quan và đặc biệt đánh giá cao ý nghĩa của việc xét tặng theo tiêu chí đặc biệt, mở rộng phạm vi để ghi nhận tên tuổi, cống hiến của các nghệ sĩ sống trong lòng công chúng, có tầm ảnh hưởng trong đời sống xã hội. Vì thế, ngoài tiêu chí “cứng” theo quy định thì Hội đồng cũng bàn luận sâu hơn, kỹ càng hơn về các trường hợp này, tránh bỏ sót những tài năng.

Trong phóng sự, chúng tôi thực hiện phỏng vấn, ghi hình tại một số Hội đồng cơ sở như Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, đơn vị có 16 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu. Nghệ sĩ Bảo Thắng ở tuổi 85, từng tham gia chiến đấu trên chiến trường và có nhiều cống hiến cho nền văn học nghệ thuật dân tộc bộc bạch, đã vô cùng cảm động bởi sau cả cuộc đời cống hiến, ông đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận với danh hiệu NSƯT cao quý…", đạo diễn Đào Đức Thanh cho biết.

 

PHƯƠNG ANH - NGỌC NHIÊN

 

Ý kiến bạn đọc