Cứ “xin rút kinh nghiệm” thế này, di sản còn lo lắng
VH- Không nằm ngoài dự đoán, cuối tuần qua hàng chục cá nhân và tập thể của tỉnh Ninh Bình đã làm kiểm điểm bằng cách “thi nhau” xin rút kinh nghiệm sau vụ để mọc lên công trình trái phép tại núi Cái Hạ, xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng đến Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An.
Phải chăng cho đến thời điểm này hàng chục cá nhân, tổ chức xin được rút kinh nghiệm ấy vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc vai trò và trách nhiệm cụ thể của mình đối với giá trị chân xác của di sản, cũng như biện pháp quản lý, bảo vệ di sản? Hoặc có thể họ đã nhìn ra được trách nhiệm của mình khi để xảy ra vụ việc nhưng lại tỏ thái độ theo kiểu dân gian rằng, rồi mọi thứ sẽ “hòa cả làng” và không ai truy cứu đến cùng đâu mà lo sợ?
Sở dĩ chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cái sự không nằm ngoài dự đoán trên làbởi, cách đây hai tháng Văn Hóa đã có bài viết “Xâm phạm nghiêm trọng di sản, trách nhiệm thì “dàn đều””, trong đó nói rõ trách nhiệm “đứng mũi chịu sào” khi để xảy ra việc lại không được nêu ra một cách rõ ràng, minh bạch tại “Thông báo Kết luận thanh tra những hoạt động xây dựng trái phép tại núi Cái Hạ, quần thể danh thắng Tràng An vàhoạt động kinh doanh dịch vụdu lịch của Công ty cổ phần Du An”. Cũng chính vì thếđã dẫn đến việc những cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc để xảy ra sai phạm dường như ai ai cũng có chút trách nhiệm, vàkhi làm kiểm điểm thì cũng xin rút kinh nghiệm cho xong chuyện.
Có thể nói thẳng rằng, đằng sau hầu hết những vụxâm phạm, xâm hại di sản từ trước đến nay với các mức độ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đặc biệt nghiêm trọng, hoặc để mất cắp, “chảy máu” cổ vật trong di tích đều... xin rút kinh nghiệm. Nặng hơn một chút làkhiển trách. Còn lại gần như không có ai bịkỷ luật cách chức, truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng với cung cách xử lý trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm đối với di sản như này thì dư luận có quyền đặt ra nghi ngại, liệu di sản có diện với những tổn thương mới?
NGUYỄN HÒA