Trí tuệ nhân tạo​​​​​​​ và thể thao, văn hóa

VHO- Mới rồi, ở khu công viên đồn điền Blentchley của nước Anh đã diễn ra hội nghị cấp cao quốc tế đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI). Cụ thể hơn thì phải nói rằng mục đích và chủ đề nội dung của sự kiện này không hẳn là bàn thảo chung chung về AI mà chủ yếu về những mặt trái của AI.

Trí tuệ nhân tạo​​​​​​​ và thể thao, văn hóa - Anh 1

 Hội nghị đã thông qua bản Tuyên bố Blentchley

Hội nghị đã thông qua bản Tuyên bố Blentchley với ba nội dung chính là các bên tham dự hội nghị nhất trí sẽ lưu tâm nhiều hơn đến những phản tác dụng của AI, hứa hẹn hợp tác chặt chẽ với nhau để kiềm chế và kiểm soát những tác động tai hại của AI cũng như thể hiện sự đồng thuận quan điểm về sự cần thiết phải tiếp tục những hội nghị tương tự về AI trong thời gian tới. Kết quả hội nghị chỉ như thế thì chưa được nhiều và nội dung của Tuyên bố Blentchley như thế vẫn còn quá chung chung. Nhưng điều không thể phủ nhận được ở hội nghị này là sự thức tỉnh nhận thức về tác động và tác hại của việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.

Việc ứng dụng AI đang làm thay đổi rất mạnh mẽ và sâu sắc cũng như gây nhiều bất ngờ đối với văn hóa và thể thao. Một sự trùng hợp thời điểm ngẫu nhiên nhưng rất thú vị là vào dịp này cóchuyện với tính chất của một cuộc cách mạng thực sự xảy ra trên lĩnh vực âm nhạc dưới tác động của AI. Cụ thể ở đây là chuyện ban nhạc bốn người The Beatles của Anh tan rã cách đây nửa thế kỷ và hiện chỉ có2 trong số ấy còn sống, mà vẫn đưa ra được sản phẩm âm nhạc chung là nhạc phẩm “Now And Then”. AI đã tách mọi tạp âm từ một bản trình bày phô của thành viên John Lennon - người này đã bị ám sát ở Mỹ trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước - để lọc ra giọng hát của Lennon. AI đã phối và trộn giọng hát sau này và trình bày nhạc cụ của các thành viên khác thành nhạc phẩm vừa mới được công bố. AI đã làm nên điều tưởng như không thể là dựng được hợp xướng của người đã chết với người còn sống.

Hay như trong bóng đá. Đã từ một vài năm nay, nhiều câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu sử dụng AI để phân tích lối chơi của đối thủ và để tham khảo quyết định chọn lối chơi của AI, tức là sử dụng AI làm “huấn luyện viên” để tham vấn. Cónhững câu lạc bộ bóng đá để cho AI quyết định nên mua cầu thủ nào và nên sa thải cầu thủ nào dựa trên phân tích và lựa chọn của AI. Một số nơi đã thử nghiệm việc để cho AI sáng tác và sáng tạo nghệ thuật.

Thực chất vấn đề được đặt ra ở đây là AI cóthể dần thay thế con người được đến mức độ nào và liệu AI rồi đây sẽ dẫn dắt và kiểm soát con người hay không cho dù chính AI là một sản phẩm của trí tuệ và sáng tạo của con người. Một khi AI cóthể làm "huấn luyện viên", thì AI cũng cóthể làm cầu thủ dưới hình thức chỉ đạo cầu thủ chơi bóng theo tính toán, dẫn dắt và quyết định của AI. AI cóthể phối và trộn âm thanh, giai điệu và giọng hát của người còn sống và người đã chết thành nhạc phẩm hoàn chỉnh, thì không biết nên coi con người hay AI mới là tác giả thực sự của nhạc phẩm. Nếu vậy thì trận thi đấu thể thao còn là thi đấu với tinh thần thượng võ của các vận động viên, hay là cuộc so tài của các trình độ về AI? Con người sử dụng AI trong văn hoá và thể thao, nhưng qua đólại cóthể làm thay đổi cơ bản bản chất và đặc tính cơ bản của văn hóa và thể thao.

Cho nên cần cónhận thức đúng đắn và kịp thời về phân định rõ ràng giới hạn giữa lợi và hại trong phát triển và ứng dụng AI. Cũng cần phải cósự nhất trí sâu rộng trên thế giới về nhìn nhận những sản phẩm văn hóa và thể thao được làm nên với sự tham gia của AI, đặc biệt khi AI đóng vai trò quyết định. Ca khúc “Now And Then” do AI làm nên cógiá trị nghệ thuật âm nhạc và giải trí của nóvà vẫn mang dấu ấn riêng của ban nhạc, nhưng rõ ràng không thể được coi hoàn toàn như những bài hát khác của bốn người này. 

 NGÂN KHÁNH

Ý kiến bạn đọc