Kế hoạch để Venice không bị nhấn chìm

HỒNG NHUNG

VHO - Chính phủ Italia đã thực hiện rất nhiều giải pháp để ngăn Venice bị nhấn chìm. Tuy nhiên, các biện pháp đều sẽ kéo theo kinh phí khổng lồ.

Kế hoạch để Venice không bị nhấn chìm - ảnh 1
Thủy triều đặc biệt cao vào năm 2019. Thành phố Venice "lơ lửng" giữa những con sóng. Ảnh: Marco Bertorello/AFP/Getty

Theo hãng CNN, không chỉ xảy ra lũ lụt thường xuyên, thành phố Venice (Italia) hiện còn đối mặt với tình trạng sụt lún nghiêm trọng.

Đối với hầu hết du khách, Venice luôn mang đến sắc thái đặc biệt và là điểm đến có sức hấp dẫn khó tìm kiếm. Nhiều du khách đã nghĩ rằng phải đến Venice ngay bây giờ trước khi quá muộn.

Một số du khách cũng thừa nhận thực tế con người dường như không thể chiến thắng trước sức mạnh của thiên nhiên trước dự báo Venice sẽ chìm dưới nước vào năm 2150.

Đối với người dân Venice, vị trí địa lý của thành phố đã đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian qua. Thủy triều ngày càng dâng cao và thường xuyên hơn khi cuộc khủng hoảng khí hậu gia tăng.

Ước tính, thành phố chìm khoảng hai milimét một năm do sụt lún thường xuyên.

Trong bối cảnh hiện tại, chính phủ Italy phải chi hàng triệu euro mỗi năm để xây dựng các rào chắn lũ lụt nhằm ngăn thủy triều dâng cao bất thường tràn vào đầm phá.

Cụ thể, MOSE - hệ thống để chắn lũ di động ở lối vào Phá Venice - hiện đang được đưa vào sử dụng, và dự kiến, đến năm 2025, hệ thống này mới đi vào hoạt động hoàn toàn.

Các cửa chắn nước được nâng lên khi thủy triều dâng cao và ngăn nước tràn vào vùng Phá Venice và thành phố Venice.

Tuy nhiên, hệ thống này sẽ không đủ để bảo vệ thành phố khỏi tình trạng ngập liên tục và mực nước biển dâng cao.

Trong một giải pháp khác để bảo toàn cho thành phố, ông Pietro Teatini, phó giáo sư thủy văn và kỹ thuật thủy lực tại Đại học Padua gợi ý kế hoạch bơm nước vào lòng đất sâu bên dưới thành phố để đẩy Venice lên cao.

Ông  cho biết kế hoạch có thể thực hiện trong 50 năm, tất nhiên là có kết hợp với các rào chắn lũ lụt đang triển khai. Đây được xem là giải pháp "quyết liệt" lâu dài và cách làm này có thể thể nâng thành phố lên 30 cm.

Bằng cách nâng mực nước của thành phố lên 30cm, phó giáo sư Teatini tin rằng Venice có thể tìm ra cách chống lại thủy triều dâng lâu dài trong hai hoặc ba thập kỷ tới.

"Chúng ta có 50 năm để phát triển một chiến lược mới và phải thể hiện tính quyết liệt hơn nhiều", ông nói. 

Sâu dưới lòng đất

Theo ông Teatini, việc bơm nước vào một thành phố có vẻ như là một "công thức thảm họa" nhưng tất cả đều phải phụ thuộc vào nơi chứa nước.

Các tầng chứa nước ngầm sẽ nằm sâu dưới bề mặt trái đất — ở độ sâu khoảng 600 -1.000m.

Các kỹ sư đã ghi nhận sự biến động theo mùa ở mực nước ở Venice. Vào mùa hè khi các bể chứa đầy, mực nước sẽ dâng lên; vào mùa đông khi các bể chứa ít đi, mực nước sẽ hạ xuống.

 “Venice đã sụt lún từ những năm 1950 đến những năm 1970 vì nước ngầm cung cấp cho khu công nghiệp Marghera trên đất liền", Teatini cho biết.

Vì vậy, dựa trên các quan sát, ý tưởng là, tại sao chúng ta không thử làm như vậy? Thay vì loại bỏ nước, chúng ta sẽ bơm nước vào.

Dự án đề xuất khoan một chục giếng theo vòng tròn có đường kính 10 km xung quanh thành phố Venice. Một lớp đất sét dày bên dưới bề mặt đầm phá sẽ giúp nước không thể thấm lên trên.

Hãy cứu lấy Venice

Ý tưởng nâng thành phố Venice lên cao là điều mà ông Teatini đã suy nghĩ và nghiên cứu lâu dài trong nhiều thập kỷ. 

Việc chứng kiến thành phố tiếp tục sụt lún là một điểm gây thất vọng rõ ràng cho người dân đang sinh sống trong khu vực.

Ông nói rằng "Chúng ta phải bắt đầu làm điều gì đó thật sớm", đồng thời tuyên bố rằng kế hoạch của ông là "ý tưởng duy nhất đã được nghiên cứu và có thể bắt đầu được thử nghiệm sớm". Chúng ta cần đưa ra một số quyết định mạnh mẽ.

Bất kể quyết định nào, chi phí cũng sẽ lên tới hàng triệu, nếu không muốn nói là hàng tỷ euro. Nhưng ông Teatini cho rằng đây vẫn là khoản đầu tư tương đối nhỏ ở cấp chính phủ. Và đây là điều đáng làm.

Tất nhiên, một số người sẽ lập luận rằng với dân số đang giảm mạnh, hiện ở mức dưới 50.000 người. Khoảng 70% dân số đã rời đến đất liền trong 70 năm qua, do nền kinh tế lấy du lịch làm trọng tâm.

Teatini lưu ý, việc để "tự quyết định số phận" có nghĩa là thành phố sẽ bị nhấn chìm và rơi vào quên lãng.

Nhưng Venice là một thành phố độc đáo, không có nơi nào khác giống như Venice. Và đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng thành phố phải được duy trì và bảo tồn bất chấp những tác động của biến đổi khí hậu.

Nếu có thể, Venice nên được duy trì trong một môi trường có đầm phá, vùng đất ngập nước, thuyền gondola và vaporetto.

“Là một người dân Italia sống ở đây, chúng tôi thích nhìn thấy thành phố xinh đẹp này mỗi ngày và tôi nghĩ rằng đó là lý do mà chúng ta nên cố gắng duy trì Venice lâu nhất có thể", ông  Teatini nhấn mạnh.

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc