Giá bất động sản ở Hà Nội:

Vẫn chưa rõ điểm dừng

THẾ TUẤN

VHO - Sẽ khó hình dung ở mỗi xóm, phường, đường phố, công viên nếu không có bóng dáng hoa. Sẽ giảm đi nhiều sự rộn ràng, háo hức trong mỗi dịp tết đến, xuân về, nếu từng nhà, từng cộng đồng vắng cây đào, cây quất hoặc cây mai. Và mỗi dịp mừng công hoặc kỷ niệm một dấu mốc của cơ quan, đơn vị, địa phương… vắng các lẵng hoa trên sân khấu.

Vẫn chưa rõ điểm dừng - ảnh 1
Phiên đấu giá đất tại quận Hà Đông (Hà Nội) mới đây diễn ra đến nửa đêm. Ảnh: N.LINH

Diễn ra suốt 14 giờ liên tục, phiên đấu giá 27 lô đất thuộc 3 phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) kết thúc vào lúc gần nửa đêm 19.10. Lô đất có giá cao nhất lên tới 262 triệu đồng/m2; gấp 8,2 lần mức giá khởi điểm.

 Lô trúng cao nhất thuộc khu Đống Đanh - Đồng Cộc (phường Phú Lương) với mức trúng hơn 262 triệu đồng/m2; diện tích 57,5m2, tổng là 15 tỉ đồng, gấp gần 8,2 lần so với khởi điểm. Lô thấp nhất có giá gần 132,8 triệu đồng/m2. Các lô đất khác có mức giá trúng dao động từ 146,4 triệu đồng đến gần 183 triệu đồng/m2.

Đấu giá kéo dài tới nửa đêm

Trước đó, các thửa đất được đem ra đấu giá có diện tích từ 48,7m2 đến 72,1m2, giá khởi điểm dao động 22,8 - 32,2 triệu đồng/m2, khoản tiền đặt trước từ 221,9 triệu đến 436,3 triệu đồng/thửa. Các nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá thực hiện bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng theo phương thức trả giá lên; tối thiểu qua 5 vòng đấu bắt buộc cho đến 11 vòng. Bước giá áp dụng chung đối với các thửa đất và trong các vòng đấu giá là 10 triệu đồng/m2.

Vào ngày 7.9, các lô đất kể trên đã được dự kiến tổ chức đấu giá, nhưng đã bị tạm dừng theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông. Tuy rằng lần đấu giá đất này không “khủng khiếp” và cũng không “lình xình” như lần đấu giá tại huyện Hoài Đức (từ ngày 19.8 xuyên đêm sang sáng 20.8, với 19 giờ liên tục, giá cao nhất trúng thầu gấp 18 lần giá khởi điểm) nhưng cũng cho thấy thị trường bất động sản (BĐS), cụ thể là đất nền và căn hộ cung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục tăng nhiệt mà chưa rõ điểm dừng. Có mặt tại hội trường Trung tâm Văn hóa TP Hà Nội (quận Hà Đông) sáng 19.10, chúng tôi ghi nhận 15 người ra về do không đủ điều kiện tham gia đấu giá vì không đóng đủ tiền cọc và không đóng đúng thời gian quy định. Trong khi đó, có người rao bán “sang tay” chênh lệch từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng/lô nếu đấu giá thành công.

Sau vòng đấu thứ 3, một số người đã bỏ cuộc vì nắm chắc không thể trả giá đến cùng. Tuy nhiên, họ vẫn nán lại “xem”, cho tới hơn 11h30 tối mới ra về cùng với tiếng thở dài.

Cần những giải pháp “thông đường”

Không chỉ có giá đất “nhảy múa” suốt nhiều tháng qua mà giá căn hộ chung cư ở Hà Nội liên tục đi lên. Không ít căn hộ đã tăng giá hàng trăm triệu đồng chỉ sau vài tháng.

Một người mua căn hộ 70m2 tại đường Ngọc Hồi (quận Hoàng Mai) cho biết, đầu tháng 4 năm nay anh mua với giá 3,4 tỉ đồng. Nhưng đến nay, giá của căn hộ này đã tăng lên 3,9 tỉ đồng, “khiến tôi không tin đó là sự thật” vì nếu bán lại sẽ thu lãi ngay nửa tỉ. Tương tự, một người mua căn hộ chung cư cũ diện tích 60m2 (tại phường Quang Trung, quận Hà Đông) với giá 3,6 tỉ đồng vào tháng 2. Nhưng đến tháng 6, căn hộ của anh đã được môi giới hỏi mua lại với giá 3,8 tỉ đồng. Và vào ngày 19.10, môi giới “gạ” bán lại với giá 4 tỉ.

Có nghĩa là nếu bán, anh sẽ “lời” 400 triệu đồng. Nhận xét về giá chung cư leo thang, đại diện CBRE Việt Nam (chi nhánh Hà Nội) cho rằng, do nhu cầu chưa chạm “điểm kháng cự” nên giá vẫn còn lên, tuy rằng các bước giá không còn quá cao. Trong khi đó, theo dữ liệu của OneHousing, hiện tại giá trung bình cho các căn hộ mới mở bán tại Hà Nội đã lên tới gần 70 triệu đồng/m2; tăng 7,6% so với quý 2/2024.

Giới chuyên gia BĐS cho rằng, việc tăng giá đất nền lẫn căn hộ chung cư tại Hà Nội cho thấy thị trường đã ấm lên, tuy nhiên trong quá trình phục hồi thì vẫn phải đối diện với nhiều thách thức. Đáng chú ý, BĐS công nghiệp tăng mạnh cũng là yếu tố quan trọng dẫn tới sự tăng giá đất và căn hộ chung cư. Theo Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) Trần Văn Bình, thị trường BĐS đang ở giai đoạn chuyển giao, vì vậy sẽ rất nhạy cảm trước những yếu tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ các phía.

Sự tăng trưởng nhẹ ở một số phân khúc có thể tạo nên đã hồi phục mạnh mẽ nếu những yếu tố hỗ trợ từ chính sách, hạ tầng và tài chính được đáp ứng. Tuy nhiên, câu chuyện tăng giá BĐS kéo dài nếu không được can thiệp sớm, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường và cho cả xã hội. Ông Bình cũng cho rằng, Nhà nước cần sớm có các giải pháp hỗ trợ nhằm “thông đường” cho các dự án nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội trong khi thị trường BĐS xáo động. Nếu không sớm có giải pháp, rất có thể thị trường sẽ tiếp tục tăng nhiệt trong giai đoạn cuối năm.

“Giải pháp” ở đây được hiểu là tăng cường giám sát và điều tiết thị trường. Với những gì đã và đang diễn ra tại thị trường BĐS Hà Nội, tính từ đầu năm tới nay và nhất là trong 2 tháng 9 và 10, cho thấy giá đất nền và giá căn hộ chung cư vẫn chưa tới điểm dừng. Đặc biệt, khi giá vàng tiếp tục lên cao: Ngày 20.10, giá vàng miếng SJC ở mức 85,4 triệu đồng/lượng, bán ra. Trong 1 tuần đã tăng gần 2,5 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn lần đầu tiên “vượt mặt” vàng miếng với mức 84,3 triệu đồng (mua vào) và 85,7 triệu đồng (bán ra). Điều đó sẽ khiến nhiều người nhắm tới BĐS, vì cho rằng đầu tư vào vàng có thể nhiều rủi ro.

 Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ xây dựng 5 khu đô thị vệ tinh, nhằm mở rộng không gian đô thị, giảm tải áp lực về hạ tầng và dân cư cho khu vực nội đô, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, gồm: Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn nhằm mở mang thành phố trong khi các quận nội đô (Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) mật độ dân số đang ở mức từ 35.000 - 40.000 người/km2.

Xây dựng các khu đô thị vệ tinh để thu hút người dân đến sinh sống, giãn mật độ dân cư, giảm áp lực hạ tầng tại khu vực trung tâm là rất cần thiết, từ đó tạo ra làn sóng chuyển dịch đầu tư, kinh doanh BĐS từ nội thành ra ngoại thành.