Đêm hội áo dài, nơi kết nối và lan tỏa di sản văn hóa Việt

LEE PHƯƠNG, ảnh: Kim Kê & Coong TV

VHO - Chương trình nghệ thuật Đêm hội áo dài vừa diễn ra tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn (Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội). Đây là một trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 -10.10.2024).

Đêm hội áo dài, nơi kết nối và lan tỏa di sản văn hóa Việt  - ảnh 1
NSND Minh Hòa với thiết kế áo dài trong BST Hội họa của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam - thiết kế lấy cảm hứng từ các bức tranh của danh họa Diego Rodarte, mang đến sự uyển chuyển và nét độc đáo của văn hóa Latin.

Mỗi BST trong chương trình nghệ thuật “Đêm hội áo dài” mang một phong cách riêng, lấy cảm hứng từ những giá trị trường tồn của Việt Nam và thế giới thông qua tà áo dài, là sự kết nối giữa di sản và hiện tại, hướng đến tương lai.

Chương trình nghệ thuật "Đêm hội áo dài" với sự tham gia của 65 NTK áo dài Việt Nam đến từ 3 miền Bắc-Trung-Nam, các hoa hậu, người mẫu, các nghệ sĩ Việt Nam... cùng các đại biểu quốc tế trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.

Đêm hội áo dài, nơi kết nối và lan tỏa di sản văn hóa Việt  - ảnh 2
NTK Đoàn Việt Hà gây ấn tượng với BST Sen Vàng với họa tiết sen làm chủ đạo cùng kiểu dáng cách điệu, mới lạ

Chương trình đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với khán giả, nhân dân Thủ đô và du khách.

Đặc biệt, chương trình có phần trình diễn trang phục áo dài của phu nhân đại sứ các nước tại Việt Nam.

Đêm hội áo dài, nơi kết nối và lan tỏa di sản văn hóa Việt  - ảnh 3
NTK Thoa Vũ đem đến một cái nhìn mới lạ về áo dài cho khán giả với BST Mùa uyên ương

Mỗi BST cũng đều chuyển tải những thông điệp, thể hiện tình yêu đối với nét đẹp văn hóa truyền thống cũng như tinh thần gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của di sản văn hóa Việt Nam.

NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam mong muốn các bộ sưu tập áo dài với hình ảnh di sản, thiết kế hoa văn truyền thống sẽ tạo xu hướng về áo dài không chỉ trên sàn diễn mà đưa vào đời sống.

 NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam cũng bày tỏ khát khao góp sức vào việc lan tỏa và quảng bá áo dài - biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc đến mỗi người dân Thủ đô và ở mọi miền Tổ quốc, đồng thời mong muốn đưa áo dài bước ra thế giới.

Đêm hội áo dài, nơi kết nối và lan tỏa di sản văn hóa Việt  - ảnh 4
BST Cưới hỏi của NTK Nguyễn Thị Thu Hiền là hành trình tái hiện nét đẹp văn hóa dân gian đầy tự hào

Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội được tổ chức lần đầu tiên năm 2016, đến nay đã trở thành lễ hội thường niên diễn ra vào mùa Thu-mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội.

Sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm và yêu mến của người dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.

Đêm hội áo dài, nơi kết nối và lan tỏa di sản văn hóa Việt  - ảnh 5
NTK Vân Anh mang đến BST Vĩnh Phúc yêu thương với những thiết kế lấy cảm hứng từ chính những địa danh nổi tiếng của quê hương

Đêm hội Áo dài 2024 để lại ấn tượng sâu sắc và là điểm nhấn nổi bật trong chuỗi chương trình của Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.

Đêm hội áo dài, nơi kết nối và lan tỏa di sản văn hóa Việt  - ảnh 6
PGĐ Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh trao kỷ niệm chương và chứng nhận cho đạo diễn Đỗ Bảo Ngọc. Nữ đạo diễn và ekip đã góp phần tạo nên thành công của "Đêm hội áo dài" để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả, góp phần quảng bá áo dài – biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam