Tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

VHO- Trong 2 ngày 21-22.3, thường trực Ban Soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã có cuộc họp với đại diện Ủy ban Xã hội của Quốc hội để rà soát kỹ hồ sơ trước khi trình cơ quan có thẩm quyền, do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy chủ trì.

Tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) - Anh 1

 Th trưng Trnh Th Thy ch trì cuc hp nh: TR. HUẤN

Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất và đánh giá cao những nội dung của dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tuy nhiên cũng có những ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về một số điểm như quy trình phối hợp xử lý vụ việc bạo lực gia đình cần được quy định cụ thể hơn. Đặc biệt, cần quy định rõ ràng, khả thi hơn về vai trò, trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân của công tác hòa giải ở cơ sở. Các văn bản hướng dẫn dưới Luật Phòng, chống bạo lực gia đình phải nhất quán...

Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ban Soạn thảo, Tổ biên tập đã tập trung sửa chữa, điều chỉnh từng nội dung và câu chữ trong các điều khoản của dự thảo, trong đó xoay quanh những quy định mới. Cụ thể như bổ sung quy định về trách nhiệm xác minh, xử lý tin báo về vụ việc bạo lực gia đình; sử dụng thiết bị hỗ trợ để xác định vi phạm pháp luật về PCBLGĐ; biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và hỗtrợngười bị bạo lực gia đình; buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; yêu cầu người gây bạo lực gia đình đến trụ sở Công an cấp xã; hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình; bảo vệ người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và người báo tin, tố giác vụ việc bạo lực gia đình; hỗ trợ người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và người tố giác hành vi bạo lực gia đình; trung tâm trợ giúp pháp lý; cơ sở phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn đối với nhân viên tại cơ sở phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Bổ sung một số quy định về báo tin, tố giác về bạo lực gia đình; biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và hỗ trợ ngay cho người bị bạo lực gia đình; cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã; cấm tiếp xúc theo quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng; giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc; chăm sóc người bị bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tư vấn pháp lý, tâm lý cho người bị bạo lực gia đình; cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình; địa chỉ tin cậy ở cộng đồng dân cư; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhận định, việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để phù hợp với thực tiễn hiện nay. Theo Thứ trưởng, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ VHTTDL đã thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi hoàn thiện, Bộ VHTTDL đã trình Chính phủ cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Lần này, trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại cuộc họp, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục chỉnh lý hoàn thiện dự thảo. 

HIỀN LƯƠNG

Ý kiến bạn đọc