Tháng hành động vì trẻ em Điện Biên năm 2023

VHO- Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Điện Biên năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em ” dự kiến được triển khai từ ngày 1 đến 30.6 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Tháng hành động vì trẻ em Điện Biên năm 2023 - Anh 1

Ảnh minh họa: T.L

Theo đó, Tháng hành động nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em, thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Chủ động giải quyết các vấn đề về trẻ em, phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông.

Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, đặc biệt cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em. Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì, phối hợp thực hiện, vận động nguồn lực để mọi trẻ em có một mùa hè an toàn, lành mạnh.

Triển khai Tháng hành động bằng nhiều hoạt động cụ thể đăng tải các clip và các thông điệp truyền thông thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em. Xây dựng kế hoạch với các nội dung, hình thức phù hợp điều kiện và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, đảm bảo hiệu quả thiết thực, tạo sự ủng hộ và đồng thuận của xã hội đối với chủ trương, chính sách và đóng góp nguồn lực thực hiện các chương trình, mục tiêu vì trẻ em. Các địa phương căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 từ cuối tháng 5 hoặc ngày 1.6, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Tập trung tuyên truyền tổ chức các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông; Tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia dinh, cộng đồng chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện; Truyền thông đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và đến từng gia đình, cộng đồng dân cư...

Bên cạnh đó, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của xâm hại, bạo lực; thăm, tặng quà, trao học bổng và hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi.

Hỗ trợ các mô hình hoạt động bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; xây dựng các công trình, trường, lớp học, nhà bán trú, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em. Kết nối và tổ chức cho các nhà tài trợ tặng quà, trao học bổng cho trẻ em nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ khám chữa bệnh, phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, bị bệnh tim bẩm sinh. Rà soát, lập danh sách trẻ em nghèo, trẻ em cần sự hỗ trợ đặc biệt, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài ngày để kêu gọi, kết nối vận động hỗ trợ cho trẻ em; thăm hỏi, động viên, tặng quà, cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1.6...

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em; tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, chủ động nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại trẻ em và có kế hoạch phòng ngừa ngăn chặn. Thường xuyên kiểm tra, rà soát những nơi không an toàn, có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích, nhất là các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước; việc sử dụng lao động trẻ em và có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Q.VY

Ý kiến bạn đọc