Kiên Giang đẩy mạnh truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

VHO- Trong năm 2022, công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc giữgìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của gia đình, hướng tới xây dựng gia đình văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.

Kiên Giang đẩy mạnh truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình - Anh 1

 Tăng cường truyn thông về chính sách văn hóa gia đình

 Tăng cường công tác truyền thông chính sách

Xác định công tác truyền thông là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt trong việc triển khai nhiệm vụ về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), các Sở, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, ý nghĩa vào đợt truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20.3); Ngày Gia đình Việt Nam (28.6); Tháng hành động quốc gia về PCBLGĐ; Tháng hành động vì trẻ em... Qua đó biểu dương những gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về các hoạt động vì hạnh phúc, xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực góp phần PCBLGĐ, xây dựng gia đình no ấm, văn minh.

Cùng với các hoạt động truyền thông như cổ động trực quan, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, phát hành tài liệu, tờ gấp, tờrơi, tuyên truyền lưu động, xây dựng câu chuyện truyền thanh; Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức thành công Ngày hội Gia đình tiêu biểu tỉnh Kiên Giang lần thứ II năm 2022 tại huyện Vĩnh Thuận; đồng thời lần đầu tiên Sở phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Họp mặt biểu dương Gia đình công chức, viên chức, lao động tiêu biểu tỉnh nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Phối hợp với UBND huyện An Minh tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ngoài ra, nhiều buổi tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, các hội thi, hội diễn diễn ra khắp các huyện, thành phố, trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới và PCBLGĐ, giáo dục đời sống gia đình, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam. Ngành GD&ĐT đã tổ chức được 532 buổi trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho hàng trăm ngàn lượt học sinh. Ngành LĐ,TB&XH đã tổ chức 13 cuộc tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Các mô hình, CLB về gia đình hoạt động ngày càng hiệu quả góp phần tăng cường vai tròcủa gia đình trong giáo dục đạo đức, lối sống, kịp thời động viên, cổ vũ người tốt, việc tốt trong thực hiện công tác gia đình. Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện U Minh Thượng tổ chức Lễ ra mắt CLB Gia đình phát triển bền vững và hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ tiêu chíứng xử trong gia đình tại 5 ấp trên địa bàn huyện. Sở LĐ,TB&XH nhân rộng 17 mô hình dịch vụ tư vấn hỗ trợ về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, bạo lực, ngôi nhà an toàn. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hỗ trợ, nhân rộng các mô hình ngôi nhà an toàn, dịch vụ gia đình, phòng, chống tệ nạn xã hội. Ban chỉ đạo Công tác gia đình tỉnh thường xuyên tăng cường tập huấn để nâng cao kiến thức cho cán bộ làm công tác gia đình; PCBLGĐ, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng ngừa bạo lực học đường. Các sở, ngành: Văn hóa và Thể thao, LĐ,TB&XH, GD&ĐT, Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hơn 50 hội nghị tập huấn chuyên đề. Bên cạnh đó, các sở, ban ngành, đoàn thể tập trung chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tổ chức, thực hiện có hiệu quả các hoạt động, nội dung quản lý nhà nước về gia đình lồng ghép vào các phong trào thi đua của đơn vị, địa phương nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến hơn nữa trong công tác gia đình vàPCBLGĐ.

Thông qua các hoạt động đã giúp cán bộ và nhân dân có chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, ứng xử văn hóa trong gia đình, khơi dậy tình làng nghĩa xóm, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, làm nền tảng vững chắc cho việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

Kiên Giang đẩy mạnh truyền thông giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình - Anh 2

 Công tác truyền thông phong phú, hấp dẫn

Hướng tới những mục tiêu xa hơn

Để phát huy kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu cho UBND tỉnh triển khai tốt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 nhằm tạo sựchuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và mỗi người dân trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, định hướng giátrị, giáo dục thế hệ trẻ, góp phần hoàn thiện nhân cách, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện từ gia đình, khơi dậy khát vọng cống hiến góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, tiếp tục đổi mới công tác truyền thông và đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác gia đình; chuẩn mực đạo đức, ứng xử văn hóa trong gia đình, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cống hiến vì lợi ích cộng đồng, xã hội. Củng cố vai trò của hệ thống nhà văn hóa, nhà truyền thống, thư viện cơ sở, điểm bưu điện văn hóa xã và các thiết chế công trình văn hóa, lịch sử trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, chuẩn mực ứng xử văn hóa cho các thành viên gia đình, nhất là thế hệ trẻ.

Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vàcuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết từ cơ sở. Phát huy vai trò, trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình trong việc tuyên truyền về đạo đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa ứng xử trong gia đình nhằm giáo dục toàn diện vàhài hòa vềđức, trí, thể, mỹ cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Nâng cao hiệu quả thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các trường học. Chính quyền địa phương các cấp tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền về giá trị của gia đình, văn hóa ứng xử trong gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình để phát triển con người toàn diện từ gia đình, nhất là với thế hệ trẻ.

Tăng cường triển khai, quán triệt các văn bản về lĩnh vực gia đình và PCBLGĐ. Tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai, cụ thể hóa các chương trình, chiến lược. Tăng cường công tác triển khai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác gia đình, PCBLGĐ, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình… Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25.11) và Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác gia đình, PCBLGĐ và hoạt động các mô hình câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” tại các huyện, thành phố;…

 PHẠM LÂM

Ý kiến bạn đọc