Xu hướng tiêu dùng không để ý đến hầu bao
VHO - Nghiên cứu phát hiện ra rằng 46% người Anh "cho biết họ ưu tiên chi tiêu cho những món đồ xa xỉ nhỏ, giá cả phải chăng, giúp cải thiện tâm trạng như bánh ngọt và mỹ phẩm, ngay cả khi ngân sách eo hẹp.

Thoạt nhìn trông giống như những con vịt nhựa nhưng lại là những chú vịt cao su xếp trên kệ của Duck World, một chuỗi cửa hàng đầy màu sắc vẫn đang tồn tại trong số hàng trăm nhà bán lẻ khác ở London đã đóng cửa.
Duck World được biết là ngôi nhà của những chú vịt cao su mang tính biểu tượng.
Đàn cao su 700 con của Duck World bao gồm đủ mọi kích cỡ, trang phục và nghề nghiệp, được khách du lịch yêu thích. Một số con có lông tơ làm bằng gốm hoặc đổi màu, mặc dù không phải tất cả đều được thiết kế để chịu được nước.
Công ty có bốn cửa hàng truyền thống ở London. Tất cả đều nằm ở những vị trí đắc địa và một cửa hàng ở Miami. Dù chứng kiến sự suy giảm của ngành bán lẻ Anh nhưng Duck World vẫn duy trì hoạt động.
“Vài tháng qua thực sự cũng là một thử thách lớn”, Irina Fedotova, một nhân viên công nghệ tài chính, nay là đồng sáng lập Duck World, chia sẻ.
Cùng với đối tác kinh doanh Filip Perkon, Irina Fedotova đã mở cửa hàng đầu tiên ở Duck World – được gọi là “tổ chim” – vào tháng 1.2023 với sứ mệnh “lan tỏa hạnh phúc”.
Nhưng lạm phát dai dẳng ở Anh và cắt giảm hỗ trợ lãi suất kinh doanh đã khiến Duck World phải tăng giá tất cả các dòng sản phẩm trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, Duck World gắn liền với những chú vịt cao su biểu tượng vẫn có sức hấp dẫn không ngừng đối với khách du lịch, những người tìm kiếm quà tặng và các nhà sưu tập.
“Thật ngạc nhiên, người mua trung bình lại là thế hệ Millennials”, Fedotova nói.
Một cuộc khảo sát ngắn về đối tượng khách hàng tại hai cơ sở của Duck World cho thấy từ trẻ em đến những du khách trung niên đều rất thích thú món đồ này.
“Tôi nghĩ Duck World luôn có lượng khách hàng trung thành nhất định. Những món đồ sưu tầm có khả năng chống chịu nhất định trước những suy thoái kinh tế vĩ mô. Duck World là một trong những loại hình kinh doanh như vậy”, chuyên gia phân tích bán lẻ kiêm CEO của JDM Retail, Jonathan De Mello nói.
Chuyên gia De Mello nhận định Duck World có thể đạt được lợi nhuận “cực kỳ cao” từ việc bán vịt cao su, vì “biên lợi nhuận gộp sẽ đạt tối thiểu 70% - có thể khoảng 80-85%”, với giả định chi phí nguyên liệu thô và sản xuất thấp.
“Treatonomics”
Ngoài chuỗi cung ứng, nhà phân tích bán lẻ De Mello cảnh báo một số yếu tố rủi ro đối với các doanh nghiệp bán những món đồ xa xỉ nhỏ hàng ngày là sự gia tăng và suy giảm trong xu hướng ủng hộ cái gọi là "treatonomics" - một xu hướng tiêu dùng lớn của năm 2024, theo Barclays.
"Treatonomics" là một xu hướng tiêu dùng mới nổi, liên quan đến việc người tiêu dùng tự thưởng cho bản thân những món đồ, dịch vụ hoặc trải nghiệm nhỏ, không quá đắt đỏ, như một cách để giải tỏa căng thẳng, giảm stress hoặc đơn giản là tận hưởng cuộc sống hàng ngày.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng 46% người Anh "cho biết họ ưu tiên chi tiêu cho những món đồ xa xỉ nhỏ, giá cả phải chăng, giúp cải thiện tâm trạng như bánh ngọt và mỹ phẩm, ngay cả khi ngân sách eo hẹp. Và những món hàng như chú vịt cao su nhỏ này cũng được liệt kê vào danh sách loại treatonomics.
Tại Duck World, vịt cao su vẫn tiếp tục thu hút và chiếm vị trí trang trọng tại nhiều cửa hàng lưu niệm ở London. Tại Vienna, những chú vịt cao su mô phỏng Wolfgang Amadeus Mozart được bán với mức giá hấp dẫn 14 euro (16,40 đô la).
Nhìn chung, đồ chơi đang trên đà tăng trưởng mạnh. SumUp nhận thấy rằng vào năm 2024, các cửa hàng trò chơi và đồ chơi ghi nhận mức tăng trưởng cao thứ hai về số lượng cửa hàng mở tại Anh kể từ năm 2020.
Trong khi đó, trên thế giới, búp bê Labubu của Popmart đã trở nên nổi tiếng sau khi lan truyền trên mạng xã hội.
"Xu hướng hóa đồ sưu tầm có thể xuất phát từ cảm giác vui vẻ hoặc hoài niệm ban đầu được khơi dậy bởi một món đồ. Sau đó, người khác nhìn thấy và cứ thế lan rộng ra trở thành xu hướng", Cathrine Jansson-Boyd, Giáo sư tâm lý người tiêu dùng tại Đại học Anglia Ruskin, chia sẻ.
“Đột nhiên, những món đồ nhỏ bé trở thành biểu tượng địa vị. Việc không sở hữu chúng có thể khiến mọi người cảm thấy tự ti, một cảm giác mà mọi người không thích, và những cảm xúc như vậy có thể thúc đẩy mọi người mua một món đồ”, Cathrine Jansson-Boyd nói.
Với nhiều món đồ sưu tầm, chúng được thúc đẩy bởi các giá trị xã hội, vì vậy một khi trở thành xu hướng trên TikTok, việc người dùng TikTok muốn có một món đồ là điều gần như không thể tránh khỏi, bất kể đó là thứ gì.
Jansson-Boyd nhấn mạnh rằng người mua thường “bị chi phối bởi hầu bao” và vẫn cắt giảm các khoản mua sắm xa xỉ nhỏ khi gặp khó khăn về kinh tế — nhưng giá trị cá nhân gắn liền với một món đồ sưu tầm có thể đóng vai trò nhất định.
“Giá trị đó bao gồm các khía cạnh như cảm giác hạnh phúc, sự gắn bó với một nhóm và tương tác xã hội với những nhà sưu tập khác. Trong một số trường hợp, giá trị cũng có thể nằm ở việc những món đồ sưu tầm”, Jansson-Boyd nhấn mạnh.