Thiếu sân chơi cho trẻ em vùng cao

PHẠM NGÂN

VHO - Ngày hè, trong khi trẻ em thành phố được vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, rèn luyện năng khiếu... thì trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa lại bắt đầu với những công việc phụ giúp gia đình hay đùa nghịch tại “sân chơi” tiềm ẩn nguy hiểm như tắm sông, tắm suối…

Thiếu sân chơi cho trẻ em vùng cao - ảnh 1
Trẻ em người Đan Lai bản Cò Phạt, xã Môn Sơn, Con Cuông (Nghệ An) thiếu sân chơi, hoạt động vào ngày hè

 Từ bến đò tại chân đập Phà Lài, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An), chúng tôi lên thuyền máy ngược sông Giăng đến với tộc người Đan Lai nằm sâu ở vùng lõi Rừng quốc gia Pù Mát. Mùa này nước cạn, cánh quạt thuyền máy gắn sau đuôi thuyền ì oạch quẫy bọt trắng xóa. Phải những người bản địa lão luyện mới có thể điều khiển thuyền vượt qua những khúc ngoặt cua, lúc nâng lên, khi hạ xuống, tiếng máy thuyền gầm lên khuấy động cả một vùng sông.

Tr em phi gánh vác nhiu trng trách

Dẫn chúng tôi vào bản Cò Phạt, ông Ngân Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn giới thiệu: “Xã chúng tôi có gần 2.400 hộ dân, với 9.600 khẩu, thuộc 14 bản. Trong đó có 2 bản thuần người Đan Lai là Cò Phạt và bản Búng. Tộc người Đan Lai quanh năm ngủ ngồi, họ tập trung ở vùng khe Khặng, đánh bắt cá, kiếm củi, hái quả trên rừng sống qua ngày. Xưa, đêm tối không một ánh đèn, dân bản lo sợ thú rừng tấn công nên quen kiểu ngủ ngồi bên bếp lửa. Hễ nghe tiếng động là tháo chạy thoát thân. Trước nguy cơ thoái hóa nòi giống và ảnh hưởng đến việc bảo tồn Rừng quốc gia Pù Mát, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng đề án đưa người Đan Lai về sống hòa nhập với cộng đồng. Đến nay đã có nhiều người được đi học, đi làm ăn xa, có người làm giáo viên, cán bộ ở xã. Bà con biết làm lúa nước, biết chăn nuôi trâu, bò, thậm chí đã có hộ mua được máy cày để cơ giới hóa nông nghiệp. Đây là điều mà trước đây không hộ dân Đan Lai nào nghĩ rằng thành hiện thực.

Đến bản Cò Phạt những ngày cuối tháng 6, chúng tôi bắt gặp hình ảnh bọn trẻ đen nhẻm, chân đất, đầu trần thơ thẩn chơi quanh nhà hoặc đuổi nhau chạy trên con đường nắng chói chang. Giữa mùa hè, nhưng em La Thị Thủy (lớp 5) phải “cất” niềm mong ước được thoải mái vui chơi sang một bên để phụ giúp bố mẹ việc nhà. Gia đình có 4 chị em, Thủy là chị cả nên em phải “gánh vác” nhiều trọng trách. Từ sáng sớm em đã dậy dọn nhà, cho gà ăn rồi thổi cơm bằng bếp củi. Em chia sẻ: “Bố em đi làm ăn xa, mẹ đi rẫy, em ở nhà phụ giúp chăn trâu, lấy củi, trông em, nấu cơm... Em rất muốn được sinh hoạt hè, học múa, vẽ như các bạn ở thành phố. Không chỉ em mà các bạn nhỏ trong bản cũng đều tranh thủ ba tháng hè phụ giúp gia đình để bố mẹ đi làm có tiền trang trải cho năm học mới”.

Cũng như nhiều bạn cùng trang lứa, những ngày hè này, em La Văn Sơn (bản Cò Phạt) chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ. Sơn cho biết, hằng ngày em đi chăn trâu, lấy củi, trông nom các em… Sau khi hoàn thành công việc, em và mấy bạn trong bản thường tự tìm niềm vui bằng các trò chơi như bắn bi, ô ăn quan, đi tắm dưới sông. Khi được hỏi, “sông nước chảy xiết có thể nguy hiểm đến tính mạng, em có lo sợ không?”, Sơn nói: “Bản em nằm sâu trong rừng, để ra ngoài xã phải đi bằng thuyền máy hơn 4 tiếng đồng hồ. Nghỉ hè em cũng muốn được đi chơi nhưng bản nằm cách biệt nên chúng em chỉ quanh quẩn nô đùa ở sông, suối. Không có áo phao nên nhiều lúc bị trượt ngã dưới nước chúng em cũng sợ lắm”.

Thiếu sân chơi cho trẻ em vùng cao - ảnh 2
Cuộc sống của bà con còn rất nhiều khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, gửi con ở nhà với ông bà

Nt lng vùng đất ca người Đan Lai…

Ông La Văn Linh, Bí thư Chi bộ bản Cò Phạt, người đã có đến 30 năm làm cán bộ ở nơi “thâm sơn cùng cốc” cho biết: Bản Cò Phạt hiện có 126 hộ dân, với 516 nhân khẩu, sau khi các hộ nằm trong danh sách tái định cư được đưa ra nơi ở mới, thì những hộ dân còn lại cơ bản sống ổn định. Đặc biệt, hiện nay trẻ em trong bản đều đã được đến trường, trong đó có hơn 60 cháu đang theo học THCS ở ngoài trung tâm xã, 3 cháu học THPT. Mặc dù vậy, đời sống bà con vẫn còn nhiều khó khăn, trẻ em phải phụ giúp bố mẹ trong dịp nghỉ hè nên rất thiệt thòi so với bạn bè cùng lứa ở thành phố. Sân chơi cho trẻ ở bản quanh quẩn chỉ là khoảnh sân trước nhà. Nhiều hộ bố mẹ đi làm ăn xa, có ông bà thì gửi con ông bà, nếu không thì nghỉ hè các em lại theo bố mẹ vào trong Nam làm ăn. Có nhà bọn trẻ tự trông nhau, chờ người lớn đi nương rẫy về, nhiều khi chúng ra sông, suối đùa nghịch, không có ai trông coi nên vô cùng nguy hiểm”, Bí thư bản Cò Phạt lo lắng.

Nốt lặng ở vùng đất của người Đan Lai là những con suối chia cắt khiến việc thông thương giữa các bản, cụm bản và cuộc sống bên ngoài rất khó khăn. Đa phần nhà ở của đồng bào vẫn là nhà sàn làm bằng tre nứa lợp lá, thấp và tạm bợ. Xung quanh nhà là hàng rào bằng tre, mét. Người Đan Lai không có đất ở và đất sản xuất, do địa bàn sinh sống nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát. Đến hè, người lớn tranh thủ đi làm ăn xa trong Nam, ngoài Bắc, việc quản lý, nuôi dạy, đảm bảo an toàn cho các cháu gặp không ít khó khăn.

“Điều kiện ở bản Cò Phạt nói riêng và các huyện miền núi tại Nghệ An nói chung khó có thể tạo sân chơi cho các cháu. Việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè, vui chơi gặp rất nhiều khó khăn vì địa hình phức tạp, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp. Chính quyền địa phương, Nhà trường cũng trăn trở, nhưng thực sự “lực bất tòng tâm”. Vào cuối năm học, các trường có ký cam kết giao con cho phụ huynh. Để trẻ em vùng cao có nhiều sân chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích trong dịp hè, rất cần sự phối hợp từ gia đình, đến các cơ quan, đoàn thể, chính quyền”, ông Ngân Văn Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn bày tỏ. 

 Hin tc ngườĐan Lai ch còn khong hơn 3.000 người, sinh sng giđại ngàn cóđộ cao 1.200m so vi mt nước bi thượng ngun Khe Khng. H ch yếu tp trung ti các bn Cò Pht, bn Búng thuc xã Môn Sơn, huyn Con Cuông, tnh Ngh An. Nhm bo tn phát trin bn vng, nâng cao đời sng vt cht, tinh thn cho đồng bào, năm 2006, Th tướng Chính ph phê duyĐềán: Bo tn và phát trin bn vng tc người thiu sĐan Lai hiđang sinh sng ti vùng lõi Vườn quc gia Pù MátĐềáđặt mc tiêu 146 gia đình tc ngườĐan Lai  hai bn Búng và Cò Pht sđược di di ra khi rng sâu.

Đến năm 2007, 42 hộ dân đầu tiên đã đến nơi ở mới ở xã Thạch Ngàn (huyện Con Cuông), cách chỗ ở cũ khoảng 60 km. Người dân được xây nhà, cấp ruộng nước, đất rừng và được trợ cấp gạo ăn trong 1 năm. Năm 2019, 35 hộ tiếp theo đã được định cư ở bản Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn. 30 hộ còn lại ở lại bản Cò Phạt nhưng sẽ được đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm… để làm điểm du lịch sinh thái.