Cần sớm trùng tu di tích Châu Hương Viên

Cần sớm trùng tu di tích Châu Hương Viên

VHO-  Ngày 25.5, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, công tác chuẩn bị cho dự án trùng tu di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên đã được Sở này và các đơn vị phối hợp thực hiện kỹ lưỡng. Trong đó, phần thủ tục đầu tư đã hoàn thành và hiện đang chờ UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện. Đông đảo nghệ sĩ ca Huế và người yêu ca Huế mong muốn tỉnh sớm tiến hành trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích văn hóa Châu Hương Viên.
Tái hiện toà Tu Di Thích Ca sơ sinh thời Lý

Tái hiện toà Tu Di Thích Ca sơ sinh thời Lý

VHO- Sau sản phẩm phỏng dựng kiến trúc chùa Một Cột thời Lý vào cuối năm 2020, dự án Sen Heritage vừa tiếp tục cho ra mắt phỏng dựng Đài đền và Tu Di toà Thích Ca sơ sinh thời Lý.
Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ” cho di tích

Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ” cho di tích

VHO- Thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở VHTTDL tỉnh này đã chủ động làm việc trực tiếp với các địa phương về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (từ đây gọi là “sổ đỏ”) cho di tích và các nội dung liên quan. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện vẫn còn “chậm”, các địa phương vẫn chưa quyết liệt trong việc này.
Bảo tàng “số hóa”: Giải pháp thích ứng đại dịch Covid-19

Bảo tàng “số hóa”: Giải pháp thích ứng đại dịch Covid-19

VHO- Hết làn sóng này tới làn sóng khác của dịch bệnh Covid-19, hoạt động của hệ thống Bảo tàng Việt Nam liên tiếp chao đảo và đứng trước những thử thách: làm thế nào để thu hút du khách?  Khó khăn vì dịch bệnh tiếp tục đang là “đề bài” buộc các thiết chế bảo tàng không thể mãi đứng im. Trong đó, “số hóa” hiện vật và các nội dung trưng bày là giải pháp được nhiều bảo tàng lựa chọn
Sử dụng công nghệ 4.0 để quản lý dữ liệu nghệ thuật Bài Chòi

Sử dụng công nghệ 4.0 để quản lý dữ liệu nghệ thuật Bài Chòi

VHO- Sở VHTT Khánh Hòa vừa được UBND tỉnh và Hội đồng Khoa học và Công nghệ (HĐKH&CN) tỉnh giao thực hiện đề án: “Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu nghệ thuật Bài Chòi” ở các địa phương trong tỉnh. Thời gian thực hiện trong 2 năm, đề án sẽ nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận, thực tiễn nghệ thuật diễn xướng Bài Chòi và số hóa cơ sở dữ liệu; lập hồ sơ khoa học các tư liệu và sưu tầm nguồn tư liệu; phân tích thiết kế hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Bài Chòi dân gian…
Lần đầu phát hiện “công xưởng” chế tác mũi khoan cổ quy mô lớn

Lần đầu phát hiện “công xưởng” chế tác mũi khoan cổ quy mô lớn

VHO-  Đoàn khai quật gồm cán bộ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Đắk Lắk vừa báo cáo kết quả sơ bộ cuộc khai quật di chỉ khảo cổ học Thác Hai (thôn 6, xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Theo đó, đây là một di chỉ khảo cổ học mới, ẩn chứa nhiều tư liệu, sẽ góp phần làm sáng tỏ lịch sử vùng đất Tây Nguyên thời Tiền - Sơ sử, rất cần được nghiên cứu, thu thập tư liệu và bảo tồn.
Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ phát triển du lịch

Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ phát triển du lịch

VHO- Hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế có gần 20 di tích và các điểm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó 9 di tích đã được xếp hạng. UBND tỉnh vừa thông qua đề án “Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch” nhằm khai thác, phát huy các thế mạnh, tiềm năng của di tích gắn với các chương trình trọng điểm du lịch dịch vụ của địa  phương.
Hơn 20,3 tỉ đồng đầu tư dự án tu bổ chùa Cầu

Hơn 20,3 tỉ đồng đầu tư dự án tu bổ chùa Cầu

VHO- Dự án tu bổ di tích chùa Cầu (TP Hội An) vừa được HĐND tỉnh Quảng Nam (khóa IX) thông qua tại kỳ họp thứ 23, với thời gian thực hiện từ năm 2021 – 2023 bằng hình thức đầu tư công. Theo đó, dự án tu bổ di tích chùa Cầu thuộc dự án nhóm C, tổng mức đầu tư hơn 20,3 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% và ngân sách Hội An bố trí 50%. Theo kế hoạch, UBND TP Hội An bố trí kế hoạch vốn năm 2021 cho dự án là 5 tỉ đồng để khởi công, phần vốn còn lại được cân đối bố trí đủ trong các năm 2022 và 2023, đảm bảo thời gian bố trí vốn cho dự án nhóm C không quá 3 năm theo quy định của Luật Đầu tư công.
Tiếp tục trùng tu nhóm tháp A thuộc Khu di sản Mỹ Sơn

Tiếp tục trùng tu nhóm tháp A thuộc Khu di sản Mỹ Sơn

VHO- Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (BQL Mỹ Sơn) cho biết đã chính thức khởi động tiếp tục trùng tu nhóm tháp A thuộc Dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di sản Thế giới Mỹ Sơn do Chính phủ Ấn Độ tài trợ (từ đây gọi tắt dự án hợp tác Ấn Độ).
Di tích "Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk năm 1945”: Khó bảo tồn, phát huy giá trị di tích nếu chưa di dời các hộ dân

Di tích "Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk năm 1945”: Khó bảo tồn, phát huy giá trị di tích nếu chưa di dời các hộ dân

VHO- Trụ sở “Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk năm 1945” ở phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, nhưng việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử này đang gặp khó khăn do ngành chức năng vẫn chưa có phương án di dời các hộ dân đang sinh sống, kinh doanh trong khuôn viên.
“Hồi sinh” hồ Hữu Tiệp

“Hồi sinh” hồ Hữu Tiệp

VHO- Những ngày cuối tháng 4, có mặt tại phường Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), chúng tôi được chứng kiến sự khẩn trương trong việc thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia hồ Hữu Tiệp và mảnh xác máy bay B-52. Đông đảo người dân đang nóng lòng chờ đợi tới ngày hồ Hữu Tiệp được “hồi sinh”, qua đó làm nổi bật lên hiện vật “pháo đài bay” bởi đây là chiếc máy bay B-52 duy nhất rơi giữa lòng Hà Nội…
Bảo tồn nơi phát tích của di sản Kéo co ngồi

Bảo tồn nơi phát tích của di sản Kéo co ngồi

VHO- Nghè Đằng Đông (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội)  là nơi diễn xướng nghi lễ và trò chơi Kéo co ngồi- di sản đã được UNESCO ghi danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội thảo khoa học về giá trị lịch sử- văn hóa Nghè Đằng Đông  vừa được địa phương tổ chức nhằm xin ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý phục vụ định hướng, quy hoạch di tích Nghè Đằng Đông.
Cụm di tích nhà Trần tại Thái Bình: Giao thông giữa các di tích đang cần sự kết nối

Cụm di tích nhà Trần tại Thái Bình: Giao thông giữa các di tích đang cần sự kết nối

VHO- Hưng Hà (Thái Bình) là nơi các Vua Trần khởi nghiệp (thế kỷ XIII- XIV). Khu vực này cũng là nơi xây dựng Hoàng thành, lăng tẩm và an táng các vị Vua, Hoàng hậu cùng nhiều trọng thần trong hoàng tộc nhà Trần. Cụm di tích nhà Trần tại Hưng Hà đã được cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử quốc gia cấp đặc biệt, bao gồm lăng, mộ, đền thờ các vua Trần tại xã Tiến Đức.  Tuy nhiên, cụm di tích đình, đền, lăng thờ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung lại nằm tại xã Liên Hiệp. Chính vì hai cụm di tích này nằm tách biệt trên địa bàn hai xã khác nhau, giao thông chưa thuận lợi nên khá nhiều du khách đã gặp khó trong việc thăm viếng, tìm hiểu lịch sử.
Khánh thành trùng tu di tích cầu ngói Thanh Toàn

Khánh thành trùng tu di tích cầu ngói Thanh Toàn

VHO-   Ngày 25.4, UBND thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã tổ chức khánh thành trùng tu di tích cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh) và khai mạc Tuần lễ xúc tiến du lịch cộng đồng tại đây. Di tích cầu ngói Thanh Toàn được khởi động trùng tu từ tháng 4.2020 với nguồn kinh phí hơn 10 tỉ đồng. Đây được xem là đợt trùng tu đồng bộ, chi tiết, và bài bản hơn so với 4 đợt trùng tu trước đó; đồng thời khắc phục các sai lệch mà các đợt tu sửa trước đó đã mắc phải.