“Nín thở” với... ngôi đình cổ hơn 600 năm

“Nín thở” với... ngôi đình cổ hơn 600 năm

VHO-  Đình Thượng Phú thuộc thôn Kim Sơn, xã Hà Đông (Hà Trung, Thanh Hóa) là ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi có nhiều kiến trúc độc đáo nhưng hiện đang xuống cấp trầm trọng… Ông Lê Văn Thanh, Bí thư thôn Kim Sơn cho biết, đình Thượng Phú được khởi dựng từ cuối thời Trần (thế kỷ XIV) gồm có 5 gian, 2 chái với những nét hoa văn chạm khắc tinh xảo trên vách, mũi kèo, cột. Nhưng qua thời gian, nhiều cột bị mục nát, tường bị rạn nứt... Vào mùa mưa vì mái ngói của đình thủng dột nên bị nước mưa xối vào, gây ẩm thấp, nấm mốc trong suốt thời gian dài.
Xử lý vi phạm xây dựng tại Di tích Quốc gia chùa Đậu (Hà Nội)

Xử lý vi phạm xây dựng tại Di tích Quốc gia chùa Đậu (Hà Nội)

VHO-  Sở VHTT Hà Nội cho biết đã có văn bản gửi UBND huyện Thường Tín khẩn trương rà soát, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa do việc xây dựng tại chùa Đậu vi phạm quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định hiện hành của pháp luật.
Di tích ở Hà Nội lại “kêu cứu”... (Bài 2): "Rất nguy hiểm, không có nhiệm vụ cấm vào"

Di tích ở Hà Nội lại “kêu cứu”... (Bài 2): "Rất nguy hiểm, không có nhiệm vụ cấm vào"

VHO- Như đề cập ở số trước, di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đình Cam Đà không phải là ngôi đình cổ duy nhất trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) đang khắc khoải chờ được tu bổ. Ở vùng đất được mệnh danh sở hữu cả “kho tàng” di sản với di tích phân bổ dầy đặc này, dường như nỗi lo vẫn thường trực về những ngôi chùa, đình, đền cổ kính ngày càng già cỗi, yếu ớt...
Ứng xử với công trình Trại tạm giam Chí Hòa (TP.HCM): Xứng đáng được bảo tồn như một di tích lịch sử

Ứng xử với công trình Trại tạm giam Chí Hòa (TP.HCM): Xứng đáng được bảo tồn như một di tích lịch sử

VHO- Khi được tin Công an TP.HCM sẽ di dời Trại tạm giam Chí Hòa về trại tạm giam T30 và sẽ hoàn thành trong quý 2.2021, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực cho rằng đây là cơ hội để thành phố biến nơi đây thành công viên, bảo tàng phục vụ người dân và du khách.
Di tích ở Hà Nội lại “kêu cứu”... (Bài 1): "Nước mắt" đình cổ Cam Đà

Di tích ở Hà Nội lại “kêu cứu”... (Bài 1): "Nước mắt" đình cổ Cam Đà

VHO-  LTS: Hà Nội tự hào được mệnh danh là “thành phố của di sản” với gần sáu ngàn công trình di tích kiến trúc các loại, nhưng song hành với đó là vô vàn sự trăn trở, lo âu khi đang có đến cả ngàn di tích xuống cấp ở nhiều mức độ khác nhau…  Cần một đề án bảo tồn cấp thiết hay phải chịu nghe tiếng “kêu cứu” từ những di sản vô giá tự hàng trăm năm qua, là vấn đề được đặt ra cấp bách trong thời điểm hiện nay?
Kiểm tra, xử lý xâm phạm di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả

Kiểm tra, xử lý xâm phạm di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả

VHO- Sau khi Văn Hóa đăng bài “Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả (Phù Cát, Bình Định) trước nguy cơ bị biến dạng nghiêm trọng vì nạn khai thác đất đá trái phép:“Rất khó xử lý”(?!), Bộ VHTTDL đã có công văn số 877/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Bình Định về việc xử lý xâm phạm Đồi Cả thuộc di tích quốc gia Căn cứ Núi Bà.
Viết tiếp bài danh thắng quốc gia thác Cam Ly đang bị “bức tử”: Vẫn chưa biết đến khi nào mới xử lý được tình trạng ô nhiễm

Viết tiếp bài danh thắng quốc gia thác Cam Ly đang bị “bức tử”: Vẫn chưa biết đến khi nào mới xử lý được tình trạng ô nhiễm

VHO- Tìm hiểu kỹ hơn về việc danh thắng quốc gia thác Cam Ly đang bị “bức tử”, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết tình trạng ô nhiễm tại danh thắng này đã diễn ra hơn 7 năm nay. Tuy nhiên, UBND TP Đà Lạt và Sở, ngành liên quan dường như “bế tắc” trong việc tìm ra giải pháp khắc phục.
Danh thắng quốc gia thác Cam Ly đang bị bức tử

Danh thắng quốc gia thác Cam Ly đang bị bức tử

VHO- Nằm giữa lòng thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), danh lam thắng cảnh quốc gia thác Cam Ly từng mang vẻ đẹp kiều diễm, làm say đắm biết bao thế hệ người dân, du khách mỗi khi lui tới. Tuy nhiên hiện thác Cam Ly đang bị “bức tử”, dòng nước của thác bị ô nhiễm nặng nề, sủi bọt bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Đề xuất Võ cổ truyền Bình Định là di sản của nhân loại

Đề xuất Võ cổ truyền Bình Định là di sản của nhân loại

VHO-  Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký văn bản số 1289 /UBND-VX gửi Bộ VHTTDL về việc đề xuất lập hồ sơ đề cử Võ cổ truyền Bình Định trình UNESCO xem xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bằng chứng khảo cổ học về Văn hiến Thăng Long

Bằng chứng khảo cổ học về Văn hiến Thăng Long

VHO- PGS.TS Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cùng các cộng sự mới đây đã hoàn thành tập hợp, biên soạn cuốn sách Văn hiến Thăng Long - Bằng chứng khảo cổ học.
Hàng rong bủa vây di tích LSVH đình Phước Thạnh

Hàng rong bủa vây di tích LSVH đình Phước Thạnh

VHO- Di tích lịch sử, văn hóa đình Phước Thạnh (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh), nơi thờ Thành hoàng, mẹ xứ Thiên Y A Na, Quan Thánh Đế, các bậc tiền hiền, hậu hiền và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, nhưng lại đang bị hàng quán “bủa vây”, làm cho cảnh quan di tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hà Nội xem xét bỏ ga ngầm C9 nằm trong khu vực bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Độ lùi cần thiết để bảo tồn di sản

Hà Nội xem xét bỏ ga ngầm C9 nằm trong khu vực bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Độ lùi cần thiết để bảo tồn di sản

VHO- Cuối tuần qua, trước thông tin báo chí phản ánh việc Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành văn bản 137/TB-VP thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét về phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9, trong đó “xem xét phương án bỏ ga ngầm C9, từ ga ngầm C8 sẽ đến thẳng ga ngầm C10”, nhiều chuyên gia cho rằng động thái này là “độ lùi” rất cần thiết để Hà Nội bảo tồn những giá trị di sản riêng có.
Dọn cành cây sau bão, “chặt nhầm” cây trong cảnh quan  Khu di sản Mỹ Sơn

Dọn cành cây sau bão, “chặt nhầm” cây trong cảnh quan  Khu di sản Mỹ Sơn

VHO- Một số hộ dân ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) vừa phản ánh đến các cơ quan chức năng về việc Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn đã chặt hạ một số cây trong khu vực rừng phòng hộ cảnh quan thuộc Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và bán số gỗ trên cho một đơn vị tư nhân.
Tiếp bài “đất tặc”, “đá tặc” xâm phạm di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả (Phù Cát, Bình Định): Chưa phân cấp quản lý nên không biết ai xử lý?

Tiếp bài “đất tặc”, “đá tặc” xâm phạm di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả (Phù Cát, Bình Định): Chưa phân cấp quản lý nên không biết ai xử lý?

VHO- Liên quan đến vụ “đất tặc”, “đá tặc” xâm phạm nghiêm trọng đến cảnh quan di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả” vừa được Văn Hóa phản ánh (số 3540, ra ngày 15.3), dư luận cho rằng cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần phải vào cuộc để xử lý, ngăn chặn.
“Bật mí” thư viện cổ dưới triều Nguyễn

“Bật mí” thư viện cổ dưới triều Nguyễn

VHO- Không gian Lầu Tàng Thơ vừa mở cửa đón khách tham quan và giới thiệu đến cộng đồng hệ thống thư tịch của triều Nguyễn xưa. Hiện di tích này đang lưu trữ nhiều tư liệu thành văn, tư liệu video và hình ảnh quý về triều Nguyễn và Kinh đô Huế xưa.