Sóc Trăng:

Triển khai thực hiện mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

THẠCH AN

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng và UBND huyện Châu Thành vừa tiến hành khảo sát thực tế và họp triển khai Kế hoạch thực hiện mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc Dự án 6.

 

Triển khai thực hiện mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số  - ảnh 1
Triển khai Kế hoạch thực hiện mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, trong thời gian vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lớp truyền dạy và hướng dẫn thực hành múa Rom vong của đồng bào dân tộc Khmer

Đây là một nhiệm vụ cụ thể hóa các nội dung Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, năm 2024 (Dự án 6).

Tham gia Đoàn khảo sát có ông Trần Minh Lý, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTTDL cùng đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở VHTTDL, đại diện đơn vị tư vấn có TS Lê Cao Thanh, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Đại học Công thương Tp. Hồ Chí Minh, ông Phan Dương Luân, Giám đốc Cty TNHH Tư vấn xây dựng Dương Như Hưng.

 Đại diện địa phương có ông Nguyễn Văn Mỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, bà Dương Thị Trang, Bí thư xã Phú Tân, cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn huyện và UBND xã Phú Tân, huyện Châu Thành.

 Sau khi khảo sát thực tế tại ấp Phước Quới, Phước Hòa và chùa Bốn Mặt, Đoàn đã có buổi làm việc tại UBND xã Phú Tân nhằm trao đổi, đóng góp ý kiến của đại diện lãnh đạo địa phương về 3 nội dung cần triển khai tổ chức tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông, nền tảng số, thiết bị, phần mềm,…tổ chức ghi hình, chụp ảnh, dựng phim tư liệu/ phóng sự phục vụ tuyên truyền, quảng bá về mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, cụ thể như: Giới thiệu mô hình hướng dẫn, thực hành di sản văn hóa phi vật thể múa Rom Vong, tổ chức lớp truyền dạy và hướng dẫn thực hành múa Rom vong của đồng bào dân tộc Khmer, hỗ trợ mua nhạc cụ, đạo cụ, cơ sở vật chất, trang phục, sân khấu; Giới thiệu mô hình quảng bá, giới thiệu trang phục dân tộc thiểu số phục vụ khách du lịch, sưu tầm/ đặt hàng mua mới các trang phục truyền thống từ các nghệ nhân có kinh nghiệm, hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện, đạo cụ, dụng cụ; Giới thiệu mô hình hướng dẫn quết cốm dẹp, tổ chức lớp truyền dạy và hướng dẫn thực hành phương pháp, kỹ năng quết cốm dẹp, trải nghiệm thực tế cho du khách, hỗ trợ nguyên liệu, thực phẩm, vật dụng, cơ sở vật chất, trang phục,…để thực hành quết cốm dẹp theo thể thức truyền thống.

 Qua các ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo huyện Châu Thành và xã Phú Tân, cơ bản các đại biểu thống nhất cao với 3 phương án triển khai thực hiện mô hình văn hóa truyền thống của Sở VHTTDL theo Kế hoạch 1175/KH-SVHTTDL ngày 14.6.2024.

Triển khai thực hiện mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số  - ảnh 2

Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Minh Lý, Giám đốc Sở VHTTDL đề nghị các đơn vị thuộc Sở được giao nhiệm vụ cần có sự phối hợp chặc chẽ với địa phương nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số có hiệu quả, đảm bảo tính thiết thực, bám sát các mục tiêu, nội dung và đối tượng của Kế hoạch đã đề ra, tránh hình thức, lãng phí; thực hành tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư của Nhà nước; đồng tời đề nghị lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn huyện Châu Thành và UBND xã Phú Tân quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc Sở VHTTDL thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, hướng dẫn và cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để Kế hoạch được thực hiện có hiệu quả các nội dung đã đề ra.

Châu Thành là một trong những huyện có đông thành phần dân tộc thiểu số, chiếm 52% dân số toàn huyện; trong đó, dân tộc Khmer chiếm gần 49%. Trong 5 năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp trong huyện luôn quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các chương trình, dự án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; qua đó góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn huyện có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện đang được Trung ương thẩm định công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 2,45%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 3,05% tổng số hộ dân tộc thiểu số.

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc