Chàng trai 8X đam mê gìn giữ văn hóa truyền thống Cor

Chàng trai 8X đam mê gìn giữ văn hóa truyền thống Cor

VHO - Sinh ra ở cái nôi văn hóa của dân tộc Cor, anh Hồ Văn Xu ở thôn 2, xã TràThủy, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) từ nhỏ đã được sống trong không gian mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ hội truyền thống của bản làng... Tình yêu với văn hóa dần được bồi đắp theo tháng năm, anh không ngừng mày mò, học hỏi, nghiên cứu văn hóa của đồng bào Cor, trở thành lớp kế cận những “cây đại thụ” trong bảo tồn văn hóa dân tộc vùng đất quế Trà Bồng.
Bảo tồn lễ cưới của đồng bào Ve

Bảo tồn lễ cưới của đồng bào Ve

VHO - Là một trong những tộc người sinh sống và cư trú lâu đời trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên, đồng bào Ve (thuộc dân tộc Giẻ Triêng) đã sáng tạo nên một nền văn hóa vô cùng độc đáo với những phong tục tập quán, lễ hội mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nương rẫy. Một trong những phong tục đó là lễ cưới truyền thống của người Ve với nhiều giai đoạn, từ việc tìm hiểu đến hôn lễ…
Phát huy Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer ở An Giang gắn với phát triển du lịch

Phát huy Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer ở An Giang gắn với phát triển du lịch

VHO - Lễ hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer ở An Giang là di sản có từ lâu đời, diễn ra vào dịp lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ hằng năm. Lễ hội đã vượt ra khỏi giới hạn môn thể thao truyền thống, trở thành nét độc đáo, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch địa phương.
Về xứ Tuyên vui hội Lồng tông

Về xứ Tuyên vui hội Lồng tông

VHO - Đến với Tuyên Quang vào dịp đầu năm, du khách sẽ có dịp hòa mình Lễ hội Lồng tông, một lễ hội mang ý nghĩa văn hóa tâm linh độc đáo, đậm giá trị nhân văn của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.
Sóc Trăng phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Sóc Trăng phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

VHO - Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, trong giai đoạn 2022-2023, Sở VHTTDL Sóc Trăng đã tập trung triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao mức hưởng thụvăn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch của địa phương.
Nhiều trải nghiệm hấp dẫn tại Lễ hội Về nguồn Pác Bó 2024

Nhiều trải nghiệm hấp dẫn tại Lễ hội Về nguồn Pác Bó 2024

VHO - Từ ngày 9 – 10.3 (tức ngày 29 tháng Giêng và ngày 1.2 âm lịch), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, UBND huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức Lễ hội Về nguồn Pác Bó nhằm quảng bá hình ảnh, các điểm di sản Công viên địa chất non nước Cao Bằng, danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc đến với du khách nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn.
Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Lượn Cọi của người Tày

Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Lượn Cọi của người Tày

VHO - Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Lượn Cọi là thể loại dân ca được hình thành từ rất lâu đời, bắt nguồn từ cuộc sống lao động, được người Tày gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ tạo nên nét riêng biệt độc đáo trong đời sống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Bảo Lâm(Cao Bằng).
Tạo đà cho du lịch phát triển

Tạo đà cho du lịch phát triển

VHO - Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, từng bước phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách.
Về Chiêm Hoá vui hội nhảy lửa với người Pà Thẻn

Về Chiêm Hoá vui hội nhảy lửa với người Pà Thẻn

VHO - Nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024, UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tổ chức Lễ hội nhảy lửa- di sản văn hóa mang đậm bản sắc riêng có của cộng đồng dân tộc Pà Thẻn, đây cũng là lễ hội lâu đời được người Pà Thẻn duy trì đến ngày nay.
Sức hấp dẫn của Lễ hội xuống đồng

Sức hấp dẫn của Lễ hội xuống đồng

VHO - Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng), là một trong những lễ hội được đồng bào dân tộc Tày tại Thái Nguyên tổ chức hằng năm, gắn với tín ngưỡng về nông nghiệp là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cố kết cộng đồng, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương, cầu mong cho con người khoẻ mạnh, cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi.
Về miền Hoa Ban trải nghiệm sắc màu Tây Bắc

Về miền Hoa Ban trải nghiệm sắc màu Tây Bắc

VHO - Vào lúc 20h ngày 16.3, lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Quảng trường 7. 5, thành phố Điện Biên Phủ với chương trình nghệ thuật mang đậm nét đặc sắc văn hóa đồng bào các dân tộc, quảng bá nét đẹp văn hóa và con người vùng đất Điện Biên anh hùng, thân thiện, mến khách.
Bảo tồn phát triển nghệ thuật Dù kê

Bảo tồn phát triển nghệ thuật Dù kê

VHO - Những năm qua, các tỉnh thành khu vực Tây Nam Bộ có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đã thực hiện tốt Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, qua đó hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.
Đặc sắc lễ hội Xo may của người Tày ở Mường Lai

Đặc sắc lễ hội Xo may của người Tày ở Mường Lai

VHO - Lễ hội Xo may xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp, quảng bá, giới thiệu nét văn hóa đậm bản sắc riêng có của người Tày tới du khách dịp đầu Xuân Giáp Thìn. Lễ hội được bà con dân tộc Tày tổ chức với mong ước một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường yên vui no ấm.
Lưu truyền và lan toả lễ hội đập trống của người Ma Coong

Lưu truyền và lan toả lễ hội đập trống của người Ma Coong

VHO - Tối 25.2 (nhằm ngày 16 tháng giêng), tại xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tổ chức lễ hội đập trống của người Ma Coong. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Ma Coong (dân tộc Bru-Vân Kiều) sinh sống giữa đại ngàn Trường Sơn ở tỉnh Quảng Bình.
Lễ hội trỉa lúa: Nét đẹp văn hóa của đồng bào Bru - Vân Kiều

Lễ hội trỉa lúa: Nét đẹp văn hóa của đồng bào Bru - Vân Kiều

VHO - Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc, tại không gian làng dân tộc Bru - Vân Kiều (Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), cộng đồng người Bru - Vân Kiều đến từ xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã tổ chức tái hiện Lễ hội trỉa lúa trước sự chứng kiến và tham gia của đông đảo du khách.