Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân

VHO- Ngày 30/8 tại Hà Nội, Báo Văn hoá đã tổ chức cuộc thi "Tiếng hát công nhân" lần thứ 2, vòng bán kết khu vực miền Bắc. 46 thí sinh tại khu vực miền Bắc đã chăm chỉ luyện tập trước cuộc thi nhằm mang lại bài dự thi tốt nhất.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 1

Cuộc thi "Tiếng hát công nhân" vòng bán kết khu vực miền Bắc đã quy tụ 46 thí sinh tranh tài.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 2

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid_19, chương trình đã bố trí tách làm 2 ca thi nhằm giãn cách, đồng thời khuyến cáo các thí sinh chỉ đi cùng 1 người, tránh tụ tập đông người. Bên cạnh đó ban tổ chức bố trí người đo thân nhiệt nhằm đảm bảo an toàn cho chương trình.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 3

Ủng hộ công tác phòng dịch Covid_19 của chương trình, thí sinh Bùi Thị Huyền (Hà Nội) cho biết: "Ban tổ chức đã rất cẩn thận bố trí khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn bố trí sẵn khẩu trang dành cho những thí sinh trước khi tham gia cuộc thi. Chúng tôi thấy rất yên tâm khi chương trình được tổ chức chuyên nghiệp như thế này"

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 4

Khu vực đo thân nhiệt kết hợp rửa tay sát khuẩn bắt buộc đối với mọi người khi tham gia chương trình.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 5

Để chuẩn bị tốt nhất trước khi tham gia biểu diễn, nhiều thí sinh đã trang điểm bên ngoài phòng thi.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 6

Cổ động viên nhí đặc biệt của chương trình là con gái lớn của chị Nguyễn Thị Phương Anh, công chức văn hoá, UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây, HN.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 7

Toàn cảnh khai mạc vòng loại bán kết khu vực miền Bắc được tổ chức tại Hà Nội.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 8

Tổng biên tập Báo Văn hoá, trưởng ban tổ chức, bà Chu Thị Thu Hằng phát biểu khai mạc cuộc thi: "Cuộc thi diễn ra vào thời điểm dịch Covid-19 đang có những diễn biến nên ngoài việc đảm bảo chất lượng các phần thi của thí sinh, BTC đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch. Theo đó, mọi cá nhân ra vào khu vực tổ chức đều phải thực hiện nghiêm túc đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách. Để việc giãn cách đạt hiệu quả, BTC bố trí riêng một khu vực ngồi chờ cho các thí sinh ở khu vực sảnh, tách biệt với khu vực tập luyện. Hơn nữa, vòng bán kết sẽ được chia làm 2 ca thi sáng, chiều để tránh tụ tập đông người"

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 9

Để có tiết mục hay, nhiều thí sinh đã luyện tập hăng say, thường xuyên, một số thí sinh đã chuẩn bị công phu trang phục biểu diễn. Phần thi của thí sinh Lã Thị Hiền là một trường hợp như vậy với trang phục nữ bộ đội kết hợp bài hát Tiếng đàn Ta lư.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 10

 Giảng viên khoa Thanh nhạc Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đang nhận xét phần thi của các thí sinh. Một số lỗi thường gặp của các thí sinh khi chọn tác phẩm chưa phù hợp giọng hát, nhịp và phách kết hợp giai điệu chưa hợp lý...

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 11

Tuy nhiên bên cạnh đó Ban giám khảo cũng đánh giá nhiều giọng ca có tố chất, mầu giọng đẹp, trình diễn tốt.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 12

Tiết mục trình diễn của thí sinh Nguyễn Thị Thu Hường với trang phục dân tộc Thái gây ấn tượng với ban giám khảo. Tuy nhiên một số lỗi chuyên môn cũng được các chuyên gia chia sẻ với thí sinh.

Hà Nội: Vang mãi tiếng hát người công nhân - Anh 13

Chị Lường Ánh Nhàn (Sơn La) lần đầu tham dự cuộc thi cho biết: "Tâm trạng trước khi bước vào cuộc thi khá lo lắng, tuy nhiên việc được ban giám khảo nhận xét, góp ý chuyên môn chính là phần thưởng đối với tôi"

Diệu Vy

Ý kiến bạn đọc