“Điểm chạm” giữa âm nhạc và hội họa
VHO- Có lẽ, mối quyện hòa của âm nhạc và hội họa đã khiến sân khấu nghệ thuật hiện lên như một vũ điệu mới. Những bản “hòa tấu” được song ca bởi âm nhạc và hội họa vang lên một cách hào sảng, tinh tế, sống động, mang lại cho công chúng nhiều cung bậc cảm xúc vừa quen vừa lạ.
"Kiệt tác thời gian” chương trình hòa nhạc, lấy ý tưởng từ những tác phẩm âm nhạc và hội họa
Ngày 21 và 22.4 tới đây tại Nhà hát Lớn Hà Nội, lần đầu tiên âm nhạc của Phú Quang và Đỗ Bảo cùng phô diễn trong chương trình âm nhạc với sự kết hợp đặc biệt của nghệ thuật sắp đặt, điêu khắc, trình diễn và hội họa mang chủ đề Lòng phố do họa sĩ Lê Thiết Cương thực hiện.
Những bản hòa tấu “vi diệu”
Thời gian gần đây, nhiều chương trình âm nhạc bên cạnh phần nghe được đầu tư kỹ lưỡng, chỉn chu, thì phần nhìn cũng là một điểm cộng thu hút khán giả. Dưới bàn tay phối khí, dàn dựng của ê kíp sáng tạo... sân khấu các đêm nhạc đã được khoác lên tấm áo mới lộng lẫy với phần hình ảnh minh họa đẹp mắt, hòa nhập ca từ, ý nghĩa bài hát. Đặc biệt, các nghệ sĩ biểu diễn cũng có thêm cảm xúc để bùng nổ, thăng hoa trong tiết mục của mình.
Nhắc đến Phú Quang hay Đỗ Bảo là nhắc đến những bản tình ca bất hủ. Mỗi người một giọng điệu, phong cách riêng nhưng vẫn chung mảng đềtài nổi bật là tình yêu gắn với khung cảnh bốn mùa của Hà Nội. Âm nhạc của cả hai đều giàu tính trữ tình, lắng đọng làm say đắm nhiều thế hệ khán giả. Với Lòng phố, khán giả sẽ được nghe một số sáng tác của nhạc sĩ Phú Quang do Đỗ Bảo chuyển soạn lại. Cùng với đó là các tác phẩm nghệ thuật thị giác song hành âm nhạc của họa sĩLê Thiết Cương trên sân khấu được trang trí bằng sự sắp đặt có tính trừu tượng, lấy cảm hứng từnhững mái nhà lô xô của phố cổ Hà Nội.
Họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ, Đỗ Bảo chỉ phổ nhạc cho phần lời của chính mình; ngược lại, nhạc sĩ Phú Quang lại là người thẩm thơ cực tinh, nên phần lớn các tác phẩm của ông đều được phổ từ những bài thơ hay của người khác. Đây là một cái lạ. Bởi nếu trong một chương trình nghệ thuật chỉ có sự tương đồng mà không có sự tương phản thì rất nhàm chán. “Nhạc sĩ Phú Quang và Đỗ Bảo là hai thế hệ khác nhau, mỹ cảm của hai nhạc sĩ cũng khác nhau, nhưng họ đều có cùng một tình yêu với Hà Nội, và đều là người viết khí nhạc chứkhông chỉ viết riêng ca khúc. Tất cảnhững điều này đã gợi ý cho tôi xây dựng ý tưởng đưa hội họa lên sân khấu âm nhạc”, họa sĩ Lê Thiết Cương hào hứng.
Trước đó, chương trình hòa nhạc Kiệt tác thời gian đã rất thành công khi kết hợp những tác phẩm âm nhạc với hội họa kinh điển. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, khán giả đã được chứng kiến những bức tranh, bao gồm cả những tác phẩm nghệ thuật chính thống, cùng những bức tranh được in canvas từ nền tảng số nhằm minh họa cho ý tưởng chủ đề của chương trình, được bố trí một cách rất nghệ thuật ở sảnh Trung tâm Hội nghị quốc gia. Còn trên sân khấu, các ca sĩ cất tiếng hát kết hợp với phần minh họa của vũ công ballet và những bức tranh kinh điển của các danh họa nổi tiếng thế giới được số hóa và trình chiếu rất hoà nhập với ca từ, ý nghĩa bài hát. Và một lần nữa, những tác phẩm âm nhạc bất hủđã vang lên một cách đầy hào sảng, tinh tế, còn các nghệ sĩ biểu diễn có thêm cảm xúc mới mẻ để bùng nổ, thăng hoa. Khán giảnhư được chìm đắm trong sự chuyển động của màu sắc và đường nét, mãn nhãn với cách bố trí, lựa chọn hài hoà giữa các tác phẩm hội họa thế giới và hội họa trong nước.
Vừa nghe nhạc vừa chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa đặc sắc
Họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng, trong các loại hình nghệ thuật thì âm nhạc và hội họa là “hàng xóm” thân thiết. Phần lớn những thuật ngữ dùng trong âm nhạc như bố cục/ kết cấu, hòa âm/ hòa sắc… thì cũng đều dùng trong hội họa. Trong đời sống âm nhạc Việt Nam, tôi để ý thấy có một hiện tượng rất thú vị, đó là nhiều nhạc sĩ vẽtranh rất đẹp như Văn Cao, Nguyễn Đức Toàn, Hoàng Vân, Trịnh Công Sơn… Còn trên thế giới, không thể không nhắc đến tác phẩm âm nhạc bất hủNhững bức tranh trong phòng triển lãm của nhạc sĩ Nga Mussorgsky do M. Ravel chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng.
Với hy vọng đem đến một cái nhìn mới mẻ, đa dạng hơn về nghệ thuật cho khán giả trong nước, ở đêm nhạc Phú Quang - Đỗ Bảo, họa sĩ Lê Thiết Cương sẽsử dụng thủ pháp điêu khắc bằng ánh sáng để tạo chiều sâu cho sân khấu. Đây sẽ là tác phẩm sắp đặt chứ không phải tác phẩm trang trí. Ngay tiền sảnh Nhà hát Lớn sẽ làm cổng “Hà Nội mùa chuyển” bằng một sắp đặt mang tên Lòng phố, giúp cho khán giả gợi nhớ về một hình ảnh Hà Nội đẹp đến nao lòng. Tên 20 bài hát trong chương trình sẽ được trổ lên mái và hai bên cổng nhà, khi dùng đèn chiếu từ trên xuống thì tên các bản nhạc sẽ in lên người nào qua cổng.
Còn theo nhạc sĩ Thụy Kha, sự kết hợp âm nhạc với hội họa đã được các nước trên thế giới làm từ rất lâu. Còn tại Việt Nam, thời gian gần đây trong nhiều chương trình nghệ thuật đã có sự kết hợp này nhưng mới chỉ dừng lại ở tính minh họa. Tuy nhiên, sự giao hòa đang ngày càng được các nghệ sĩ chútrọng và đầu tư kỹ càng hơn, đơn cử như trong chương trình âm nhạc của Phú Quang và Đỗ Bảo, các khối âm thanh và mỹ thuật hòa quyện vào nhau, xếp thành một khối, điều này sẽ tạo hiệu ứng tốt cho khán giả. Họ không chỉ được nghe nhạc đơn thuần mà vừa nghe lại vừa nhìn; cái nhìn này là nhìn vào mỹ thuật chứkhông phải nhìn các ca sĩ biểu diễn.
“Đây là sự kết hợp đồng bộ, là sự chuyển khối từ âm thanh sang hội họa một cách nhuần nhuyễn, giao hòa, cuộn tròn vào nhau một cách tinh tế và độc đáo theo phong cách thiết kế 3D tạo sự chân thực và sống động hơn so với các thiết kế phẳng. Bằng việc đem lại hình ảnh đa chiều, người xem sẽcảm thấy bịthu hút và kích thích nhiều hơn”, nhạc sĩ Thụy Kha chia sẻ.
THANH NGỌC