Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế: Loay hoay, chưa có lời giải

VHO- Thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tếhiện vẫn diễn ra tại nhiều địa phương khiến người bệnh phải tựmua thuốc bên ngoài, dù thuộc danh mục được chi trả của BHYT.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế: Loay hoay, chưa có lời giải - Anh 1

 Mt cơ s y tế ti Qung Nam, nơi đang thiếu mt s loi thuc, vt tư y tế nh: D.NGUYỄN

Do chậm đấu thầu cung cấp thuc, vật tư y tế

Trước tình trạng này, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho rằng, nguyên nhân của việc thiếu này là do chậm đấu thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế. Trong đó, lý do dễ thấy nhất là do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp thời gian trước gây khó khăn cho các hoạt động, có những gói thầu từ năm ngoái đến nay vẫn chưa hoàn thành, thực hiện được; ngoài ra còn có một số bệnh viện “ngại” tiến hành đấu thầu vì mất thời gian…

Vậy làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh khi phải bỏ tiền mua thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được Quỹ BHYT chi trả? Về vấn đề này, ông Lê Văn Phúc cho biết, hiện nay chưa có quy định BHXH thanh toán trực tiếp đối với người bệnh phải đi mua thuốc. “Tại Nghị định 146 của Chính phủ năm 2018 quy định rất rõ cơ sởkhám chữa bệnh có trách nhiệm phải đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế cho người dân có thẻ BHYT. Rõ ràng là việc này thuộc về cơ sởkhám chữa bệnh. Còn muốn BHXH thanh toán thì phải có ý kiến của cấp có thẩm quyền quyết định thanh toán cho bệnh viện hay thanh toán trực tiếp cho người bệnh”, ông Phúc nói.

Cũng theo ông Phúc, Luật BHYT cũng quy định một số trường hợp đặc biệt được thanh toán trực tiếp. Vậy thì phải xác định đây có phải là trường hợp đặc biệt hay không? “Chúng tôi cũng đang chờ ý kiến hướng dẫn của Bộ Y tế về triển khai thanh toán trực tiếp. Có hai hình thức, có thể là cơ sởkhám chữa bệnh thanh toán cho người bệnh, sau đó Quỹ BHYT sẽ thanh toán cho cơ sởkhám chữa bệnh. Hoặc Quỹ BHYT sẽ thanh toán trực tiếp cho người bệnh, tuy nhiên việc này sẽ gặp khó khăn vì phải áp dụng mức giánào để thanh toán, rồi chất lượng thuốc đó có đảm bảo hay không khi người bệnh đi mua ởngoài đặc biệt là những thuốc phải được bảo quản trong điều kiện đặc thù như nhiệt độ… Hoặc có những loại thuốc giá thành cao mà người bệnh không thể bỏ một số tiền lớn để mua. Do vậy chúng ta không khuyến khích việc người bệnh phải tự đi mua thuốc, mà bệnh viện phải đảm bảo thuốc vật tư y tế khám chữa bệnh vừa đảm bảo mức giávừa đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho người bệnh”, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT nêu.

Không mới, nhưng vẫn chưa giải quyết được

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến (BHXH Việt Nam) cho biết: Đây không phải là vấn đề mới, vào cuối năm 2019, BHXH Việt Nam từng có văn bản xin ý kiến Bộ Y tế về việc có được thanh toán trực tiếp thuốc, vật tư y tế khi người bệnh phải tự mua do bệnh viện không cung ứng được hay không. Tuy nhiên, đến tháng 9.2021, Bộ Y tế mới có văn bản trả lời, trong đódẫn các quy định pháp luật và kết luận “không có cơ sở thanh toán trực tiếp cho người bệnh”. Nghị định, thông tư đều không có cơ sở thanh toán cho trường hợp này.

Tuy vậy, ông Dương Tuấn Đức cũng đề cập đến một phương án khác trong Nghị định 117/2020/NĐ-CP, đó là quy định trường hợp cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh tự mua thuốc, vật tư y tế thì cơ sở đó có trách nhiệm hoàn trả cho người bệnh. “Vì vậy, Nhà nước luôn đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, nên cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế cho người bệnh. Nếu không đảm bảo được thì cơ sở đó phải hoàn trả cho họ”, ông Đức nhận định.

Như vậy, vẫn chưa có lời giải cho việc thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế cho người dân. Một giám đốc bệnh viện tuyến Trung ương cho biết, mặc dù biết điều đó là bất cập nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn nào để bệnh viện thực hiện chi trả cho người bệnh.

Về lo ngại dù người bệnh đã bỏ tiền ra mua thuốc, vật tư y tế nhưng cơ sở y tế vẫn có thể kê khai những loại này vào chi phí để đề nghị cơ quan BHXH thanh toán, ông Dương Tuấn Đức chia sẻ: Đây là vấn đề thuộc về nghiệp vụ của cơ quan giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo đó, trước khi thanh toán, cơ quan BHYT đều yêu cầu cơ sở y tế cung cấp chủng loại, số lượng thuốc, vật tư y tế đã mua sắm, đấu thầu thời điểm nào, và theo dõi quá trình sử dụng của bệnh viện. Do đó, nếu trường hợp thuốc và vật tư y tế đã hết mà bệnh viện vẫn đưa vào hồ sơ đề nghị thanh toán thì phần mềm Giám định BHYT của BHXH Việt Nam đã được thiết lập các chức năng vàquy tắc giám định sẽ tự động loại trừ đề nghị thanh toán “chi phí không có thực” này...

Như vậy, nếu xảy ra việc người bệnh đã tựbỏ tiền mua thuốc, nhưng vẫn bị kê khai thanh toán BHYT thì người dân sẽ phải chi trả tới 120% thay vì 20% cho loại thuốc, vật tư y tế đó. Để bảo vệquyền lợi của mình, người dân cần phải theo dõi quá trình khám chữa bệnh, điều trị qua phần mềm VssID. Thực tế cho thấy, một số người dân sau khi vào phần mềm đã phát hiện ra dù mình chưa từng mắc bệnh này, chưa từng khám bệnh này nhưng lại xuất hiện trong hệt hống VssID do bị một số cơ sở y tế làm giả hồ sơ. Người bệnh đã phản ánh tới đường dây nóng, hoặc trực tiếp tới cơ quan BHXH đề nghị xác minh, sửa chữa.

Theo số liệu của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 6.2022, trên toàn quốc đã có trên 26,2 triệu tài khoản trên ứng dụng VssID đã được đăng ký, phê duyệt. Trên phần mềm sẽ thể hiện toàn bộ thông tin của người dân liên quan đến các quá trình tham gia BHXH, quátrình khám chữa bệnh BHYT… “Sắp tới, BHXH Việt Nam sẽ thiết kế thêm tính năng “Phản ánh” trên ứng dụng để khi người dùng phát hiện những điều bất cập, không đúng có thể trực tiếp phản hồi ngay cho cơ quan BHXH Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) cho hay. 

 QUỲNH HOA

Ý kiến bạn đọc