“Nhiều lúc cứ tưởng mình đang mơ"

VHO- “Không thể ngờ chúng tôi có một nơi ở ổn định trên bờtrong căn nhà kiên cố, khang trang như thế này. Nhiều lúc ngủ dậy cứ tưởng mình đang mơ, bà con chúng tôi rất vui, hạnh phúc...”.

“Nhiều lúc cứ tưởng mình đang mơ

 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng thăm hỏi tình hình đời sống của những hộ dân được cấp đất làm nhà ổn định cuộc sống tại huyện Thiệu Hóa

Đó là tâm sự của hàng chục hộ dân vạn chài sinh sống trên sông được cấp đất, hỗ trợ kinh phí và làm nhà ở trên địa bàn huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa).

Vỡ òa trong niềm vui sướng

Trong những ngày này, người dân xóm vạn chài xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa rộn ràng niềm vui, tiếng cười trong ngôi nhàmới với nhiều hy vọng. Nhớ lại thời lam lũ, phập phồng nỗi lo mỗi khi mưa bão tràn về, mong manh phận người làng chài nơi sông nước, cụ Nguyễn Thị Giao (SN 1932, ngụxã Thiệu Vũ) làmột trong 28 hộdân vạn chài vừa được tiếp nhận ngôi nhà mới, không khỏi bùi ngùi.

Cụcho biết, hơn 90 năm lênh đênh sông nước, cuộc sống của người dân xóm chài trước đây vô cùng khókhăn, kinh tế dựa hoàn toàn vào nguồn lợi tựnhiên. “Nhà” của dân vạn chài là chiếc thuyền rộng khoảng 10-20m² và một chiếc đò nhỏ để đánh bắt cá. Trên thuyền lớn, vừa chứa đồ dùng chài lưới, vừa lànơi sinh hoạt của cả gia đình nên rất bất tiện. Chị Hạnh (26 tuổi, một cư dân của xã Thiệu Vũ) nhớ lại: Đời vạn chài lênh đênh, bất kể mưa nắng vẫn khua mái chèo khắp khúc sông kiếm con tôm, con cá để bán đổi lấy gạo, rau, đồ dùng sinh hoạt... Khổ nhất làvào mùa mưa bão, thuyền bị trôi dạt, đứt bữa làchuyện thường, có khi vỡ thuyền thì “màn trời chiếu đất”... Đói nghèo cộng với nay đây mai đónên con trẻ làng chài thay vì cắp sách đến trường phải theo bố mẹ đi đánh cá khắp nơi. Nhà nào cố gắng lắm cũng chỉ cho con học biết mặt chữ lànghỉ. Những ngày ấy, khao khát cháy bỏng của người xóm chài là được “lên bờ” để an cư nhưng chuyện kiếm “mảnh đất cắm dùi” là điều xa vời, quá sức đối với dân vạn chài.

Nhưng mọi thứ đã thành hiện thực khi năm 2022, huyện Thiệu Hóa thực hiện rà soát, xác định các hộ đủ điều kiện để thực hiện cấp đất ở và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhàở. Đồng thời, công khai danh sách 28 hộ dân được giao đất ở tại xã Thiệu Vũ với tổng diện tích đất giao cho các hộ là 3.791m2, mỗi hộđược giao diện tích đất từ 100,8m2 đến 153,2m2 tùy theo số khẩu của từng hộ. Nhằm đảm bảo các điều kiện để người dân lên bờ sinh sống, huyện Thiệu Hóa đã ban hành nghị quyết về chủtrương đầu tư dựán khu định cư cho đồng bào sinh sống trên sông Đồng Sau Cách, thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ có quy mô hơn 1ha với tổng mức đầu tư gần 6,3 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện… Sau nhiều tháng thi công, hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư đã hoàn thành, được đầu tư đồng bộ từ hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh và các hạng mục phụ trợ khác, đáp ứng được tiêu chí nông thôn mới nâng cao và tiêu chí hạ tầng quy hoạch đô thị và vừa được chính quyền địa phương bàn giao cho 28 hộ dân sống trên sông chưa có nhà ở. Những căn nhà được xây theo một mẫu chung, cótrị giá khoảng 200-400 triệu đồng. Trong đó, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa và Caritas Giáo phận Thanh Hóa hỗ trợ 150 triệu đồng.

Vỡ òa trong niềm vui sướng, cụ Giao chia sẻ: “Sống tới từng này tuổi rồi, tôi không thể ngờ một ngày mình cùng con cháu lại được ở trong căn nhà kiên cố, khang trang như thế này. Nhiều lúc ngủ dậy cứ tưởng mình đang mơ. Bà con chúng tôi rất vui và hạnh phúc”. Ông Nguyễn Văn Sinh (72 tuổi) cũng xúc động cảm ơn chính quyền địa phương đã quan tâm giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần để người dân được sống trong ngôi nhà mà bao thế hệ người dân vạn chài mong ước. Ông Sinh khẳng định: Được lên bờ thoát khỏi cuộc đời sông nước là bước ngoặt không chỉ riêng ông mà là niềm vui của nhiều người dân sông nước ở đây. Từ nay, con cháu sẽ được cắp sách tới trường học hành đầy đủ, được vào nhà máy làm việc, có một cuộc sống mới, tươi đẹp hơn.

Từ chỗ chỉ biết làm bạn với sông nước, người dân chài đã cóngôi nhàriêng vững chãi để chở che gia đình; đồng thời còn được chia sẻ với cộng đồng ở “ngôi nhà chung” những nhu cầu về đời sống tinh thần như hội họp, văn hóa, văn nghệ, thể thao... điều mà trước đây vô cùng xa vời.

“Nhiều lúc cứ tưởng mình đang mơ

 Khu định cư cho đồng bào sinh sống trên sông Đồng Sau Cách (xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa)

Tìm việc làm tạo sinh kế lâu dài

Ông Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện ủy Thiệu Hóa khẳng định chủtrương của Tỉnh ủy Thanh Hóa làđúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế vàthể hiện tính nhân văn sâu sắc. Việc đưa toàn bộ 28 hộ dân sông nước trên địa bàn lên bờ là nỗ lực rất lớn của huyện, cũng làvấn đề an sinh xã hội màhuyện luôn quan tâm trong những năm qua. Để thực hiện được việc này, ngay từ khi triển khai, Ban Thường vụ Huyện ủy đã giao việc cụthể cho từng thành viên, vận động mọi người dân, doanh nghiệp chung tay, nhờ đó mà toàn bộ 28 hộ dân sông nước đã có nhà mới để an cư.

Đưa dân chài lên bờ đã thực hiện xong, thế nhưng theo ông Biện, vấn đề tạo sinh kế bền vững cho bà con cũng là bài toán mà huyện trăn trở, hướng tới, giúp người dân có thể ổn định trên bờ, không quay trở lại nghề sông nước. “Chúng tôi đã thống kê phân loại các đối tượng lao động trong độ tuổi có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề. Đối với những người ngoài tuổi lao động, huyện sẽ tìm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với người già để họ nhận về làm tại nhà. Đối với trẻ em, sẽ có chính sách hỗ trợ các em đến trường. Đồng thời, rà soát diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân không có nhu cầu làm ruộng và đất thầu ngân sách xã giao cho các hộ dân thuê, mướn để sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cuộc sống bền vững trên bờ vàtừng bước giải bản 100% tàu thuyền trên sông

Chung niềm vui với 28 hộdân được ở trong ngôi nhàmới, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng khẳng định chủtrương đúng đắn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đưa đồng bào sinh sống trên sông lên bờ ổn định cuộc sống. Đồng thời, đánh giá cao sựnỗ lực, chủđộng, linh hoạt vàcónhững cách làm sáng tạo của huyện Thiệu Hóa để đưa người dân lên bờ ổn định cuộc sống. Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị trong thời gian tới, địa phương cần nghiên cứu tạo sinh kế lâu dài cho bàcon, trong đótrọng tâm phải làtập trung chuyển đổi nghề, tham gia lao động việc làm tại các doanh nghiệp, tăng gia sản xuất, chăm lo học hành cho con em; thực hiện giải bản chuyển đổi nghề ổn định cuộc sống. 

 NGUYỄN LINH

Ý kiến bạn đọc