Người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải vực dậy sau thiên tai

VHO- Mù Cang Chải (Yên Bái) những ngày đầu tháng 8 mưa như trút nước, kéo dài nhiều ngày gây ra lũ ống, lũ quét, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trôi theo dòng nước lũ đục ngầu cuồn cuộn ở suối Kim là nỗi đau mất mát của người dân huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào Mông ở các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang.

Người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải vực dậy sau thiên tai - Anh 1

 Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dựng lại nhà cửa

Song, cũng chính trong thời điểm lũ ào về ấy, tình người, tình làng nghĩa xóm giúp nhau khắc phục thiên tai lại sáng ngời hơn bao giờ hết.

Vc dy sau lũ

Đến giờ chị Sùng Thị Dê (xã Lao Chải) cũng không nghĩ một ngày nhà mình bị sập và trôi hoàn toàn trong lũdữ. Hơn 10 ngày lũ trôi qua, chị Dê và các thành viên trong gia đình đã tạm trấn tĩnh song mọi thứ vẫn còn bừa bộn, ngổn ngang…, nhưng gia đình chị được người thân và hàng xóm xúm lại dọn dẹp, thu gom bùn đất; huyện Mù Cang Chải hỗ trợ thêm 40 triệu đồng để có thêm kinh phí trang trải cuộc sống, dựng lại nhà tạm.

Dù vẫn còn đó khó khăn bộn bề, chị Dê cảm thấy hạnh phúc vì luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. “Mưa lũ lớn quá làm nhà cửa hỏng hết. Toàn bộ tài sản, đồ đạc của gia đình cũng trôi đi. Được sự quan tâm kịp thời của huyện, xã, các nhàtừ thiện, gia đình cũng đỡ vất vả”, chị Dê chia sẻ. Hồ Bốn là rốn của tâm lũ. Cơn lũống đi qua, đến nay chị Giàng A Chống ở bản Trống Là vẫn chưa hết bàng hoàng khi chỉ trong nháy mắt, ngôi nhàcủa gia đình đã băng theo dòng nước lũ, may mắn các thành viên trong nhà kịp chạy thoát thân. “Nhà mình bị san bằng hết giống như cái mặt phẳng này vậy, (A Chống chỉ tay vào một một bãi đá dồn lên sau lũ). Bây giờ, trên nền nhà chỉ là một khối lớn đất, đá chồng lên nhau. Trong lúc khó khăn như không vực dậy được, gia đình mình được chính quyền địa phương và các lực lượng đoàn viên, thanh niên đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ khắc phục nên mình cũng thấy đỡđi phần nào”, A Chống nói.

Lũ đi qua, hàng chục giáo viên của Trường Phổ thông Dân tộc bán trúTH & THCS Hồ Bốn bịhư hỏng nhà cửa, trôi tài sản, đồ dùng, trong đó có 4 nhà bị lũ cuốn trôi. Giờ đây, thầy Chinh, thầy Cha, cô Tinh và thầy Ân ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, họ chỉ biết động viên nhau cố gắng bắt đầu lại từ con số không. Thầy Giàng A Chinh chia sẻ: “Cơn lũ rất nhanh, gia đình chỉ kịp bế con chạy, còn tài sản không còn gì. Bao năm xây dựng, nhìn lại chỉ còn bãi đá”. Giờ đây, khi lũ đi qua, chị Dê, A Chống và gia đình các thầy cô giáo cũng như hơn 58 hộ đình khác có nhà bị sập, trôi hoàn toàn; 136 gia đình có nhà bị thiệt hại nặng nề và 52 nhà di dời…, từ bàn tay trắng vượt lên mọi khó khăn, đứng lên xây dựng lại từ đầu.

Người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải vực dậy sau thiên tai - Anh 2

 Những ngôi nhà mới được dựng lên giúp đồng bào vùng lũ sớm ổn định cuộc sống với sự giúp đỡ của bộ đội và dân quân

Đâu khó có thanh niên

Mưa lũ để lại nhiều hậu quả nặng nề, công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, hỗ trợngười dân bị mất nhà, mất tài sản ổn định cuộc sống vẫn còn bài toán khó khăn. Nhằm giúp đỡ nhân dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống, cùng với các lực lượng dân quân tự vệ, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức từhuyện đến xã thì vai tròtiên phong của thanh niên với phương châm “Đâu khó có thanh niên” đã phát huy kịp thời.

Lau vội mồ hôi và những vết bùn trên trán, đoàn viên Sùng A Thào đến từ xã La Pán Tẩn nói: “Đến xã Hồ Bốn, chúng tôi mới chứng kiến được sựngổn ngang đất, đá, cây cối nơi đây. Không ai bảo ai, tất cả đoàn viên thanh niên đều vào việc để xúc đất, bùn, rửa bàn ghế trong các phòng học, giúp dân vận chuyển tài sản đến các nơi an toàn, nơi ởmới, tu sửa đường bị sạt lở”. Anh Vừ A Trừ ở bản Háng Đề Chù, xã Hồ Bốn rơm rớm nước mắt: “Nhà tôi bị sập hoàn toàn, may có lực lượng dân quân tự vệ và đoàn viên thanh niên hỗ trợ giúp đỡ, dọn dẹp và tìm lại những gì còn sót lại. Tôi cảm ơn họ nhiều lắm”. Thấu hiểu chuỗi ngày cơ cực, khổ sở của người dân vùng lũ, với sức trẻ, tinh thần xung kích, dấn thân, màu áo xanh tình nguyện của hàng ngàn đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện Mù Cang Chải đến tình nguyện hỗ trợ giúp các hộ dân dọn dẹp, vận chuyển tài sản, nhà cửa đến nơi an toàn, nhanh chóng khắc phục thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

Bí thư Huyện ủy MùCang Chải Nông Việt Yên cho biết: “Khi xảy ra lũ quét huyện thành lập 3 tổcông tác phụ trách các địa phương chỉ đạo khắc phục hậu quả. Các tổcông tác phối hợp với các xã liên quan rà soát, nắm chắc tình hình thiệt hại trên địa bàn để kịp thời triển khai phương án khắc phục; vận chuyển lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu đến tất cả các hộ dân bị cô lập, đồng thời bố trí chỗ ở tạm thời cho người dân có nhà bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, đảm bảo không để một người dân nào bị đói, bị lạnh, không có chỗở”. Cùng với đó, huyện Mù Cang Chải đã huy động 10 trung đội dân quân tự vệ với 280 chiến sĩ; chỉ đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện huy động trên hàng trăm đoàn viên thanh niên tăng cường đến 3 xã Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải khắc phục nhanh các tuyến đường giao thông nông thôn, hỗtrợ người dân di dời nhà cửa, thực hiện công tác dọn dẹp vệsinh môi trường...

Tính đến nay, huyện Mù Cang Chải đã huy động trên 5.000 lượt người tham gia khắc phục hậu quả thiên tai; hàng chục máy xúc, xe ô tô tập trung xúc đất, đá sạt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, trong đó huyện tiếp nhận trên trên 2,2 tỉ đồng; trên 10.555 kg gạo cùng một số nhu yếu phẩm khác. Cùng với đó, Mù Cang Chải ứng từ nguồn quỹ dự trữ của huyện hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại với số tiền gần 6 tỉ đồng… Đến ngày 15.8, các trường học, trạm y tế và UBND xã Hồ Bốn đã hoạt động trở lại bình thường, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân và đón học sinh trở lại trường trong năm học mới.

Dù phía trước còn nhiều gian nan, song với sựquan tâm, chung sức đồng lòng của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, Mù Cang Chải sớm vực dậy, hồi sinh… 

Trận mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất ngày 5.8 trên địa bàn huyện MùCang Chải đã làm 3 người chết, 246 căn nhà bị thiệt hại (58 nhà bị sập, trôi hoàn toàn, 136 nhà bị thiệt hại nặng, 52 nhà phải di dời khẩn cấp); nhiều công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế... thiệt hại nặng, hàng trăm ha hoa màu bị vùi lấp không có khả năng khắc phục; hàng nghìn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Tổng thiệt hại lên gần 400 tỉ đồng.

 VĂN TUN

Ý kiến bạn đọc