Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ 3: Vinh danh xứng đáng những “báu vật nhân văn sống”

VHO- Thủ tướng Chính phủ mới ban hành quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” (NNND), “Nghệ nhân ưu tú” (NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3. Hội đồng do Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng làm Chủ tịch. Trong đợt xét tặng này, cả nước có 671 hồ sơ xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT.

Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ 3: Vinh danh xứng đáng những “báu vật nhân văn sống” - Anh 1

NNƯT Trần Thị Duyên được đề nghị xét tặng danh hiệu NNND ở loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng Ảnh: Q.HIỆP

Công chúng chờ đợi sự tôn vinh xứng đáng dành cho các “báu vật nhân văn sống”, những nghệ nhân đã dành gần trọn cuộc đời để lưu giữ, trao truyền những giá trị di sản văn hóa phi vật thể quý báu mà không có hình thức vật chất nào có thể thay thế.

Nhng nhân t gi gìn và trao truyn di sn

NNƯT Trần Thị Duyên (Phủ Tiên Hương, thuộc quần thể di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) năm nay có tên trong danh sách được đề nghị xét tặng danh hiệu NNND ở tuổi 92, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Trước đó, với nhiều cống hiến trong gìn giữ, phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu, bà Trần Thị Duyên đã được trao tặng danh hiệu NNƯT.

Nhưng ít ai biết được, phía sau danh hiệu tôn vinh ấy là những cống hiến gần trọn cuộc đời, với bao vất vả thăng trầm mà nghệ nhân Trần Thị Duyên đã trải qua để gìn giữ, phát huy di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nắm giữ những yếu tố quan trọng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, nghệ nhân Trần Thị Duyên luôn tâm niệm và cố gắng gìn giữ, trao truyền những giá trị nhân văn tốt đẹp hàm chứa trong dòng chảy của di sản qua năm tháng. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong niềm tự hào đó có những cống hiến khó có thể đong đếm của những nghệ nhân như bà Trần Thị Duyên. Con gái nghệ nhân, bà Trần Kim Huệ chia sẻ: “Cả cuộc đời mẹ tôi đã dành nhiều tâm sức cho việc gìn giữ, trao truyền những giá trị của di sản tín ngưỡng thờ Mẫu. Bà luôn trăn trở phải làm sao gìn giữ được những giá trị nguyên gốc, căn bản nhất của di sản và phát huy những giá trị có ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp đó trong đời sống cộng đồng”, bà Trần Kim Huệ chia sẻ.

Cũng ở loại hình này, NNƯT Lưu Ngọc Đức (Hà Nội) có tên trong danh sách hồ sơ đề nghị trao tặng danh hiệu NNND lần thứ 3. Trăn trở trước thực trạng di sản tín ngưỡng thờ Mẫu có những biểu hiện biến tướng, trong những năm qua, bằng những việc làm cụ thể, nghệ nhân Lưu Ngọc Đức đã luôn nỗ lực để góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong đời sống cộng đồng với những lề lối, giá trị truyền thống, không sai lệch, biến tướng. Với nghệ nhân Lưu Ngọc Đức, yếu tố quan trọng nhất của người thực hành tín ngưỡng là nhận thức đúng đắn, không mang tính phô trương, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.

Ở lĩnh vực tri thức dân gian, nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết (Hà Nội) năm nay được Hội đồng cấp Bộ trình lên Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NNND. Năm 2018, nghệ nhân Ánh Tuyết đã một lần trong danh sách đề nghị. Ở lần xét tặng năm nay, nghệ nhân Ánh Tuyết bày tỏ, bà rất mừng vì mình lại có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NNND. Trong những năm qua, NNƯT Phạm Thị Ánh Tuyết đã được tôn vinh với những danh hiệu như: Trứ danh ẩm thực đất Hà Thành, Đệ nhất ẩm thực Hà Thành, là người gìn giữ tinh hoa ẩm thực Hà Thành, nắm giữ những bí quyết nghề nghiệp của nhiều làng nghề nổi tiếng. Nghệ nhân Ánh Tuyết đã từng phục vụ nhiều sự kiện ngoại giao cấp cao. Bà cũng gìn giữ nhiều món Hà Nội tưởng chừng như đã thất truyền…

NNƯT Lê Đức Chắn (Quảng Ninh) cũng trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu NNND ở loại hình tri thức dân gian năm nay. Ông là người nắm giữ những bí quyết làm thuyền buồm đi ngược gió, có vai trò đáng kể trong tiến trình hàng hải Việt Nam. Bảo tàng Quảng Ninh, Bảo tàng Dân tộc học đều mời ông cộng tác và làm mô hình. Năm 2018, nghệ nhân Lê Đức Chắn được đề nghị xét tặng danh hiệu NNND nhưng chưa có tên trong danh sách được phong tặng chính thức. Năm 2021, Quảng Ninh tiếp tục đề xuất công nhận danh hiệu NNND cho nghệ nhân Lê Đức Chắn.

Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ 3: Vinh danh xứng đáng những “báu vật nhân văn sống” - Anh 2

 NNƯT Phạm Ánh Tuyết được đề nghị xét tặng danh hiệu NNND ở loại hình tri thức dân gian

Tôn vinh xng đáng nhng báu vt nhân văn sng

TS Phạm Cao Quý (Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL) chia sẻ, nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể là người được kế thừa, nắm giữ di sản của cha ông và truyền lại cho thế hệ mai sau. Nghệ nhân thực hành được ví như những “báu vật nhân văn sống”, “bảo tàng sống”, “kho tàng di sản văn hóa sống” mà không thể có hình thức vật chất nào thay thế.

Theo TS Phạm Cao Quý, trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, người nắm giữ, thực hành di sản được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất. Họ là những người đóng góp vai trò chủ chốt trong quá trình tiếp nhận, sáng tạo và chuyển giao cho thế hệ kế tiếp, là những người kiến tạo xã hội mang màu sắc truyền thống. Như vậy có nghĩa di sản phi vật thể luôn sống cùng đời sống con người, chịu tác động đe dọa và có nguy cơ mai một, thất truyền, “đóng băng ở quá khứ” nếu như thiếu đi vai trò quan trọng của các nghệ nhân. TS Trần Hữu Sơn, nguyên Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai cho rằng, sự tôn vinh chính xác, kịp thời đối với các nghệ nhân đang nắm giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể là điều rất quan trọng. Bởi hơn ai hết, rất nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể vốn có từ ngàn đời sẽ thông qua các nghệ nhân để được gìn giữ, trao truyền và phát huy giá trị. “Nhiều giá trị văn hóa đứng trước nguy cơ mai một, hoặc mất đi vĩnh viễn nếu như không có các nghệ nhân tâm huyết gìn giữ. Vì vậy, cần có sự tôn vinh xứng đáng đối với họ”, theo TS Sơn.

Nhiều năm gắn bó với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, TS Trần Hữu Sơn am hiểu đời sống văn hóa của nhiều cộng đồng các dân tộc, trong đó có các nghệ nhân nắm giữ những bí quyết, tinh hoa của các loại hình nghệ thuật, các làn điệu dân ca, dân vũ hay văn hóa ẩm thực, trang phục… của đồng bào. Theo ông Sơn, trong các đợt xét tặng danh hiệu nghệ nhân trước đây, có không ít nghệ nhân là người dân tộc thiểu số tại các địa bàn khó khăn được xét tặng. Đặc biệt, có nhiều nghệ nhân dân tộc ít người ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên. Các nghệ nhân này chủ yếu thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Còn các nghệ nhân nắm vững tri thức dân gian về ngành nghề, lễ hội, phong tục tập quán… ít được phong tặng hơn. Bày tỏ mong muốn các nghệ nhân có nhiều cống hiến sẽ được tôn vinh xứng đáng, TS Trần Hữu Sơn cho rằng, cần có sự kết nối, bám sát cơ sở thông qua các chuyên gia am hiểu về đời sống văn hoá, phong tục tập quán ở từng địa bàn. Thông thường, các nghệ nhân giỏi ở vùng sâu lại không nắm rõ cách làm hồ sơ, do vậy họ cần được hỗ trợ.

Với 71 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NNND và 600 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT của cả nước, đợt xét tặng các danh hiệu lần thứ 3 ghi nhận số lượng nghệ nhân được xét, đề nghị công nhận danh hiệu nhiều nhất từ trước tới nay. Mỗi nghệ nhân đều là những nhân tố có nhiều đóng góp trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, được Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu. Theo đại diện Vụ Thi đua - Khen thưởng (Bộ VHTTDL), Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể năm nay tiếp tục hoạt động theo quy định tại Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Với tinh thần tôn vinh chính xác, kịp thời đối với các nghệ nhân đã có nhiều cống hiến, công tác xét tặng qua các cấp hội đồng đã và sẽ tiếp tục nỗ lực để các danh hiệu cao quý được trao tặng cho các nghệ nhân xứng đáng.

Ngoài các tiêu chí định lượng, ở mảng nghệ nhân còn có nhiều yếu tố định tính, vì vậy các hội đồng đều thảo luận rất kỹ lưỡng, chi tiết từng trường hợp. Được biết, sau đợt xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT lần thứ 3, các cơ quan chức năng sẽ tổng kết, đánh giá và có những đề xuất chỉnh sửa Nghị định xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT cho phù hợp hơn với thực tiễn. 

 Hơn ai hết, rt nhiu giá tr di sn văn hóa phi vt th vn có t ngàn đời s thông qua các ngh nhân để được gìn gi, trao truyn và phát huy giá tr. Nhiu giá tr văn hóa đứng trước nguy cơ mai mt, hoc mt đi vĩnh vin nếu như không có các ngh nhân tâm huyết gìn gi. Vì vy, cn có s tôn vinh xng đáng đối vi h.

(TS TRN HU SƠN)

 PHƯƠNG ANH

Ý kiến bạn đọc