Mùa lễ hội 2024: Kiên quyết không để xuất hiện “điểm nóng”

VHO - Thực hiện chỉ đạo của Bộ VHTTDL về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, nhiều địa phương trong cả nước đã sẵn sàng kế hoạch tổ chức cho mùa lễ hội 2024 đảm bảo các yếu tố thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.

Mùa lễ hội 2024: Kiên quyết không để xuất hiện “điểm nóng” - Anh 1

 Không để xảy ra điểm nóng, phản cảm tại lễ hội (ảnh minh họa) Ảnh: TRẦN HUẤN

Đặc biệt, đối với các địa phương có lễ hội quy mô lớn, lễ hội “điểm nóng”, kế hoạch quản lý và tổ chức ưu tiên hàng đầu các yếu tố an toàn, văn minh, lành mạnh.

Xử lý nghie<>m vi phạm

Đến hẹn lại lên, Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) luôn là chốn hành hương của đông đảo du khách thập phương khi mọi ngả đường đều đổ về các lễ hội. Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng BQL Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết, dự báo lượng khách đông, Lễ hội Chùa Hương năm 2024 được tổ chức với chủ đề: “An toàn - Văn minh - Thân thiện”.

Lễ hội chùa Hương năm 2024 được tổ chức nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội, phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Quần thể Hương Sơn. “Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ về ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội; quảng bá, khẳng định giá trị văn hóa Lễ hội Chùa Hương và giá trị quần thể khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn. Duy trì, đáp ứng nhu cầu tham gia lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân”, ông Nguyễn Bá Hiển nhấn mạnh. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 tại di tích trọng điểm này nhấn mạnh các yêu cầu về an toàn, văn minh, thân thiện. Thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/ NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, TP Hà Nội quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, các hoạt động lễ hội được yêu cầu đổi mới hình thức, phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp để mọi người hiểu rõ giá trị lịch sử của di tích, ý nghĩa của lễ hội; giáo dục ý thức trách nhiệm, nếp sống văn minh, kiên quyết đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong lễ hội.

Dự báo lượng khách đổ về lễ hội sẽ rất đông, đặc biệt trong thời gian cao điểm là khai mạc và các dịp cuối tuần, BTC cho biết, công tác quản lý và tổ chức sẽ được triển khai đảm bảo các yếu tố an ninh trật tự, an toàn xã hội, giao thông đi lại thuận tiện, chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường…, tạo điều kiện tốt nhất để du khách về tham quan, trẩy hội và thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh.

Lễ hội Chùa Hương năm 2024 diễn ra từ ngày 11.2 đến hết ngày 1.5.2024 (từ mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 23.3 năm Giáp Thìn). Khai hội ngày 15.2 (mùng 6 năm Giáp Thìn) tại sân chùa Thiên Trù. Hiện BTC đã thành lập 5 tiểu ban gồm: Tiểu ban Hành chính - Tài vụ; Tiểu ban Văn hóa - xã hội; Tiểu ban An ninh - Trật tự; Tiểu ban quản lý Di tích - thắng cảnh, vệ sinh môi trường; Tiểu ban điều hành phương tiện giao thông và vận chuyển khách. Trạm kiểm soát vé thắng cảnh bến Thiên Trù và Tổ kiểm tra liên ngành Y tế - Mặt bằng dịch vụ - An toàn thực phẩm cũng đã được thành lập. Cùng với lễ hội chùa Hương, các di tích, lễ hội trên địa bàn TP Hà Nội cũng đã sẵn sàng kế hoạch tổ chức, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ VHTTDL, UBND TP Hà Nội. Theo đó, việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo tiêu chí văn minh, tiết kiệm, trang trọng, thiết thực, hiệu quả. Không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, các hoạt động có nguy cơ mất an ninh, trật tự và đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử văn minh; xây dựng và nhân rộng những mô hình điểm, giảm hiện tượng phản cảm trong văn hóa ứng xử, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Xây dựng và nhân rộng mô hình các di tích thực hiện “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” mới được Bộ VHTTDL ban hành.

Tôn vinh bn sắc truyền thống trong lễhội

Công văn của Bộ VHTTDL chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao ýthức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân vàdu khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhànước vềtổchức lễhội; vềnguồn gốc của lễhội, di tích vàcác nhân vật được thờphụng, tôn vinh; vềcác giátrị, ýnghĩa đích thực của tín ngưỡng vànghi lễtruyền thống; hạn chếđốt vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệmôi trường…

Tôn vinh giá trị, bản sắc truyền thống trong lễ hội nhiều năm qua đã được các địa phương chú trọng triển khai, đẩy mạnh. Tại Hòa Bình, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Chùa Tiên, huyện Lạc Thủy năm 2024. Lễ hội Chùa Tiên là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc được phục dựng, duy trì tổ chức hằng năm. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc, lễ hội Chùa Tiên góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình nói chung và văn hóa dân tộc Mường nói riêng. Lễ hội Chùa Tiên được tổ chức mỗi năm một lần trong 3 tháng (từ ngày 4.1 đến hết tháng 3 âm lịch). Đây là lễ hội lớn của tỉnh Hòa Bình nói chung và của huyện Lạc Thủy nói riêng, mang đậm bản sắc văn hóa riêng biệt của dân tộc Mường. UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu, lễ hội được tổ chức phải đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm; các hoạt động đa dạng, phong phú, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa của địa phương, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, để lại dấu ấn tốt đẹp với nhân dân và du khách.

Tôn vinh bản sắc truyền thống, đẩy lùi các hành vi phản cảm, bạo lực cũng là những điểm nhấn tại Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống - nội dung mới vừa được lãnh đạo Bộ VHTTDL ký ban hành và đang được các địa phương tập trung triển khai xây dựng, nhân rộng mô hình tổ chức trong mùa lễ hội năm 2024. Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh, cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm; bài trừ hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.

Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống cũng chính là cơ sở để BTC lễ hội tại các địa phương áp dụng thống nhất các giải pháp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội. Đồng thời, Bộ tiêu chí cũng là định hướng để BTC chuẩn hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, là thước đo để đánh giá năng lực quản lý cũng như tính hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động lễ hội tại địa phương. Theo Cục Văn hóa cơ sở, đối với một số lễ hội “điểm nóng”, cần xây dựng và triển khai các phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội, có phương án xử lý kịp thời tình huống phát sinh. Đồng thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép; không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử di tích, lễ hội; không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh… 

 Đối với một số lễ hội “điểm nóng”, cần xây dựng và triển khai các phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội, có phương án xử lý kịp thời tình huống phát sinh. Đồng thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép.

HÀ PHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc