Đột phá công nghiệp điện ảnh Việt Nam
VHO- Sau mười mấy năm, Luật Điện ảnh đi vào cuộc sống đã bộc lộ nhiều hạn chế, không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển điện ảnh trong tình hình mới. Thực trạng thi hành Luật và hoạt động điện ảnh những năm qua cũng cho thấy còn không ít khó khăn, bất cập phát sinh từ thể chế và thực tiễn, đòi hỏi được nghiên cứu, đánh giá để đề xuất sửa đổi Luật này nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho hoạt động điện ảnh, đáp ứng yêu cầu phù hợp với hệ thống pháp luật và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Cảnh phim kinh dị "Bóng đè"
Tại Hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Báo cáo tổng hợp đề tài “Pháp luật về điện ảnh Việt Nam - thực trạng và giải pháp” do Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức cuối tuần qua, các chuyên gia trong và ngoài giới đều cho rằng, để hoàn thiện chính sách của nhànước vềphát triển điện ảnh; n n vàt huy các cơ chếtrong mọi hoạt động n ảnh, xây dựng nền n ảnh Việt Nam trởthành n công nghiệp, cóvịtríxứng đáng trong khu vực quốc tế... cần phải tiếp cận, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về điện ảnh, từ các khái niệm cơ bản đến một số vấn đề lý luận pháp luật cũng như kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về điện ảnh ở nước ngoài và trong nước...
“Pháp luật về điện ảnh Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cấp thiết khi Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Điện ảnh. Một chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cho rằng, nhìn từ góc độ khoa học thì thước đo của một đề tài nghiên cứu chính là việc đánh giá đúng và giải quyết vấn đề thực tiễn. Đề tài “Pháp luật về điện ảnh Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng Luật Điện ảnh sửa đổi thành công. Tất cả đều kỳ vọng sẽ có những giải pháp đột phá để điện ảnh thực sự trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế.
Quan tâm nhiều đến các giải pháp và kiến nghị, nhiều ý kiến đã bày tỏ cần mạnh dạn đề xuất các giải pháp đột phá nhằm phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam, để từ đó, nền điện ảnh sẽ có nhiều tác phẩm xuất sắc, chinh phục thị trường cả bằng giá trị nghệ thuật và khả năng “kiếm ra tiền”. Nhìn từ một góc độ cụ thể và thực tế của người làm nghề, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã lại quan tâm đến giải pháp kiến nghị bổ sung quy định về xây dựng cơ chế hợp tác công - tư. Nhà biên kịch nhấn mạnh, bất kỳ ai bỏ đồng vốn ra đều tính đến lợi nhuận, lợi ích. Bởi vậy, cần dựa trên thực tế để làm rõ, khi hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân để làm điện ảnh thì cơ chế trọng tâm là gì, điều gì sẽ diễn ra trong mối quan hệ hợp tác công - tư đó. Bà cũng bày tỏ sự quan tâm đến giải pháp về chính sách bảo vệ điện ảnh nội địa. Trên thực tế, các nhà làm phim Việt hiện đang gặp nhiều khó khăn trước sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài, phim Việt thường bị đẩy vào giờ chiếu không thuận lợi và nhiều bộ phim phải nhanh chóng rời rạp vì không có khách. Vì vậy, chính sách pháp luật về điện ảnh cần có giải pháp thực tế hơn cho bài toán này.
Công nghiệp điện ảnh để không còn là khẩu hiệu, rất cần có những chính sách đột phá mà theo các chuyên gia, hãy từ những phép tính cụ thể để tìm lời giải.
PHƯƠNG MAI