Người Cao Lan ở Hàm Yên giữ bản sắc văn hóa truyền thống

Người Cao Lan ở Hàm Yên giữ bản sắc văn hóa truyền thống

VHO - Trung tâm VHTT và TT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vừa tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn sinh hoạt và truyền dạy văn hóa dân gian cho CLB văn hóa dân gian truyền thống dân tộc Cao Lan nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn Hàm Yên.
Gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc thông qua mô hình câu lạc bộ

Quảng Ngãi: Gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc thông qua mô hình câu lạc bộ

VHO - Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Cor, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày càng phát triển lớn mạnh. Các thành viên tham gia đều là những người nhiệt tình, tâm huyết, luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cũng như các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Người Thái ở Than Uyên gìn giữ văn hóa truyền thống

Lai Châu: Người Thái ở Than Uyên gìn giữ văn hóa truyền thống

VHO - Trung tâm VHTT và TT huyện Than Uyên (Lai Châu) vừa tổ chức lớp tập huấn xây dựng CLB sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Thái trên địa bàn xã Ta Gia nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Chợ Phiên Sin Suối Hồ – Bản Hòa Tấu Văn Hóa Giữa Đại Ngàn Tây Bắc

Chợ Phiên Sin Suối Hồ – Bản Hòa Tấu Văn Hóa Giữa Đại Ngàn Tây Bắc

VHO - Tọa lạc giữa vùng núi hùng vĩ của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, chợ phiên Sin Suối Hồ là điểm đến không thể bỏ qua khi muốn khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là bức tranh sống động về đời sống, phong tục tập quán và tinh thần cộng đồng của người dân nơi đây.
 Truyền dạy nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian của người Cơ Tu

Truyền dạy nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian của người Cơ Tu

VHO - Nghệ thuật điêu khắc và diễn xướng dân gian của đồng bào Cơ Tu tại huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) mang bản sắc văn hóa độc đáo, đã và đang được các nghệ nhân gìn giữ, trao truyền. Qua đó, góp phần bảo tồn văn hóa, phát huy giá trị và hướng đến phát triển du lịch cộng đồng…
Phụ nữ DTTS nỗ lực bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Gia Lai: Phụ nữ DTTS nỗ lực bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

VHO - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời gắn bó với đời sống văn hóa của cộng đồng người Jrai và người Bahnar ở Gia Lai. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của nghề dệt thổ cẩm, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, mở ra những cơ hội mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với du lịch…
Độc đáo nghề làm giấy dó ở Vân Hồ

Độc đáo nghề làm giấy dó ở Vân Hồ

VHO - Giấy dó có một vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào người dân tộc Mông. Có thể coi đây là một biểu tượng văn hóa, một sợi dây kết nối thế giới của con người và thần linh. Thường thường, giấy dó được dùng để vẽ tranh, trang trí hay làm các vật phẩm có ý nghĩa linh thiêng. Ngày nay, trải nghiệm làm giấy dó cũng là bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn liền với phát triển du lịch, góp phần tăng thu nhập và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Giữ gìn nét đẹp văn hóa người Sán Chỉ

Giữ gìn nét đẹp văn hóa người Sán Chỉ

VHO - Cộng đồng người dân tộc Sán Chỉ chủ yếu sinh sống chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Nền văn hóa dân tộc Sán Chỉ đậm đà bản sắc, được phản ánh qua hệ thống các lễ hội lâu đời, phong tục, tín ngưỡng, chuyện cổ tích, thơ ca, kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống… Cùng với sự biến thiên của thời gian, nền văn hóa của dân tộc Sán Chỉ được các thế hệ tiếp nối gìn giữ, bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch, góp phần thay đổi kinh tế - xã hội của vùng đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

VHO - Đoàn thanh niên xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ (Gia Lai) vừa phối hợp cùng Liên đội Trường TH Đinh Núp tổ chức Ngày hội Nhịp điệu xoang Tây Nguyên cho các học sinh trên địa bàn. Hoạt động nhằm khơi gợi, lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong thế hệ trẻ.
Cát Tiên bảo tồn văn hoá truyền thống, phát triển du lịch địa phương

Cát Tiên bảo tồn văn hoá truyền thống, phát triển du lịch địa phương

VHO - Cát Tiên là một huyện ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng, là hội tụ 21 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có những dân tộc tiêu biểu như Mạ, Chơ Ro, S’Tiêng… Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có những sắc thái văn hóa riêng đã tạo cho Cát Tiên có những nét văn hóa đa dạng và phong phú. Cùng với đó, Cát Tiên cũng được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái, cảnh quan có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch. Thời gian qua, huyện Cát Tiên đã triển khai hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Điều này không chỉ giúp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trước sự giao thoa, du nhập văn hóa trong thời đại mới mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Văn hóa Cơ Tu bừng sáng qua lễ hội Nhập làng

Văn hóa Cơ Tu bừng sáng qua lễ hội Nhập làng

VHO - Vừa qua, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã phối hợp cùng UBND xã Bha Lêê tổ chức Lễ hội Nhập làng của người Cơ Tu tại thôn Ta Lang. Đây là một trong những hoạt động triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Bắc Kạn

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Tày ở Bắc Kạn

VHO - Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam vừa phối hợp với UBND huyện Ba Bể tổ chức bế mạc lớp tập huấn về xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy nghệ thuật hát Sli, hát Lượn, Phong slư, hát Then của dân tộc Tày tại xã Hà Hiệu nhằm góp phần lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống dân Tày gắn với phát triển du lịch ở Bắc Kạn.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật chiêng Mường

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật chiêng Mường

VHO - Văn hoá cồng chiêng của người Mường ở Hòa Bình nói chung, huyện Tân Lạc nói riêng có những nét độc đáo riêng, lưu giữ những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường.
 Hút khách bằng văn hóa Chăm

Hút khách bằng văn hóa Chăm

VHO - Lễ hội Thần làng (tiếng Chăm gọi là Quai Yang Cham) của đồng bào Chăm Hroi tỉnh Bình Định đã được phục dựng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào và xây dựng thành sản phẩm để hút khách du lịch.