Tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước: Đã giảm nhưng... vẫn ở mức cao

VHO- Trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Tĩnh có tới 23 nạn nhân ở lứa tuổi học sinh tử vong do đuối nước. Chỉ trong vòng nửa tháng qua ở Gia Lai có 10 cháu nhỏ chết đuối. Thực trạng đau lòng này lại làm dấy lên nỗi lo về tình trạng đuối nước ở trẻ em, nhất là khi hè về.

Tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước: Đã giảm nhưng... vẫn ở mức cao - Anh 1

 Tng cc TDTT trin khai thí đim dy bơi ti Quảng Nam

 Thống kê của Bộ LĐ,TB&XH cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Đuối nước cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, chiếm 48,8% do tai nạn thương tích. Tỉ lệ đuối nước trẻ em ở nước ta cao gấp 10 lần so với các nước phát triển. Có 53% các trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao, suối, sông, hồ, kênh, mương… không có sự bảo vệ của người lớn.

Chỉ có dưới 30% trẻ có kỹ năng

Theo Bộ GD&ĐT, do đặc điểm địa hình, địa lý nên hàng triệu người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em phải đối mặt với nguy cơ đuối nước. Thực tế cho thấy, cả nước có khoảng 15.000.000 trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học và trung học cơ sở, trong đó mới có dưới 30% trẻem biết bơi hoặc biết kỹ năng phòng chống đuối nước. Bên cạnh việc trẻ em chưa biết bơi và thiếu kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước thì môi trường sống xung quanh các em không an toàn do các sông, suối, ao, hồ, giếng nước, các hố đào sâu của công trình xây dựng, các khu nuôi trồng nông nghiệp… không có rào chắn, che đậy; Tình hình mưa lũ ở nhiều vùng diễn biến phức tạp, bất thường và kéo dài khiến cho nhiều trẻ em và người dân không kịp ứng phó; Trẻ em ở vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn do hoàn cảnh gia đình nghèo không những không được người lớn quan tâm trông coi, giám sát đầy đủ mà còn phải đi làm việc trong các môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước; Học sinh, trẻ em nhiều nơi đi học phải di chuyển trên sông nước nhưng thiếu phương tiện giao thông đường thủy an toàn; Việc dạy bơi cho trẻcòn gặp nhiều khó khăn do thiếu bể bơi, thiếu đội ngũgiáo viên dạy bơi, đặc biệt tại các tỉnh nghèo, tỉnh miền núi.

Số liệu thống kê cũng cho thấy cả nước có khoảng 2.500.000 trẻ em lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội có nhu cầu được học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước, 894 xã đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ tạo điều kiện cho việc học bơi, học kỹ năng an toàn cho trẻ em, có hơn 70% trẻ em lứa tuổi mầm non chưa đến các lớp nhà trẻ là nguy cơ tiểm ẩn có thể bị đuối nước bất cứ lúc nào nếu không có người lớn giám sát, trông giữ.

Tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước: Đã giảm nhưng... vẫn ở mức cao - Anh 2

Trẻ em chơi, tắm ở khu vực không có biển cảnh báo dễ xảy ra nguy cơ tai nạn đuối nước

Người đứng đầu chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

Trong những năm qua dù Bộ VHTTDL, các Bộ, ngành địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước nhưng thực trạng cho thấy những nỗ lực đó vẫn chưa đủ để giảm mạnh tỉ lệ đau lòng nói trên. Bởi trong đó còn có trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, quản lý các em và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc căng biển báo ở những nơi nguy hiểm. Vì thế trong Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em của Thủ tướng Chính phủ đã quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích.

Năm 2019, phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu thực trạng đau lòng về đuối nước và cho rằng muốn giảm thiểu được số người tử vong do đuối nước, trước hết phải biết bơi và biết kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước khi gặp nguy hiểm. Các địa phương, cơ quan chức năng phải có cảnh báo nơi có nguy cơ tiềm ẩn đuối nước như khu vực nước xoáy, nước sâu… giảm thiểu nguy cơ thiên tai bằng cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các cấp, ngành thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020; Các cấp các ngành, nhân dân tiếp tục đồng hành và hưởng ứng phong trào tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước năm 2019 và những năm tiếp theo.

Cho đến nay những chỉ đạo của Phó Thủ tướng vẫn còn "nóng", nếu gia đình không tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ trẻ em; nếu chính quyền địa phương không cảnh báo nơi có nguy cơ tiềm ẩn đuối nước, không kiểm tra, giám sát thật tốt thì nỗi lo về đuối nước vẫn tiềm ẩn hằng năm, nhất là trong dịp hè. 

Vic dy tr em biết bơi đã làm gim t l đui nước

Thực hiện Quyết định 234 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020, trong những năm qua Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ LĐ,TB&XH, Bộ GD&ĐT và các ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh/thành phố trong cả nước tùy theo điều kiện thực tiễn của đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em trên địa bàn. Kết quả, tỷ lệ trẻ em học bơi và biết bơi tăng từ dưới 30% trong năm 2016 lên hơn 35% trong năm 2019. Theo báo cáo của Bộ LĐ,TB&XH, trung bình mỗi năm giai đoạn 2010-2015 có trên 3.000 thanh thiếu nhi tử vong do đuối nước, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi khoảng 2.200 em, con số này được giảm xuống gần 2.000 em trong năm 2018 và 2019. Như vậy, việc dạy trẻ em biết bơi đã góp phần làm giảm rõ rệt tỉ lệ đuối nước trẻ em.

(Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT NGUYỄN HỒNG MINH)

 Còn ch quan, thiếu trách nhim

Hiện nay nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội về nguy cơ gây đuối nước ở trẻ nhỏ còn chưa đúng mức. Trẻ thiếu sự giám sát, trông giữ của gia đình và người chăm sóc. Công tác quản lý của gia đình, nhà trường đối với con em, học sinh trong và ngoài trường học cũng còn hạn chế. Công tác dạy bơi trong trường học cũng chưa thực sự được chú trọng. Trẻ em chưa biết bơi, chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng để phòng tránh đuối nước.

Ngoài ra, trẻ cũng chưa nhận biết được những nơi, khu vực nguy hiểm, chưa có kỹ năng thoát hiểm khi gặp nạn. Cơ quan chức năng thì chưa làm hết trách nhiệm. Môi trường sống xung quanh trẻ thiếu an toàn, trong khi đó chính quyền các cấp còn chủ quan, thiếu trách nhiệm trong việc tuyên truyền, cảnh báo quản lý những khu vực nguy hiểm.

(Ông TẠ VĂN HẠ, Uỷ viên thường trực Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội)

 

THU SÂM

Ý kiến bạn đọc