Mục tiêu 39% dân số tập luyện TDTT thường xuyên vào năm 2026: Quyết liệt hành động vì “dân cường thì quốc thịnh”

VHO- Với thông điệp “Đổi mới, phát huy vai trò của TDTT trong xã hội”; trong 5 năm tới, ngành Thể thao đặt mục tiêu lấy phát triển TDTT quần chúng là nền tảng, cơ sở để phát triển, nâng cao thành tích thể thao, thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dân cường thì quốc thịnh”.

Mục tiêu 39% dân số tập luyện TDTT thường xuyên vào năm 2026: Quyết liệt hành động vì “dân cường thì quốc thịnh” - Anh 1

 Ngành thể thao sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT tăng cường các hoạt động thể chất trong nhà trường Ảnh: QUÝ LƯỢNG

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này thì toàn ngành phải “quyết liệt hành động và tràn đầy khát vọng cống hiến”, như gợi mở của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ của Bộ VHTTDL.

Thời cơ và thách thức

Có thể nói nhiệm kỳ 2021-2026 làgiai đoạn Thểthao Việt Nam (TTVN) tiếp tục triển khai nhiều nhiệm vụquan trọng. Bên cạnh việc triển khai Nghị quyết và các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ngành TDTT phải chuẩn bịlực lượng vận động viên tham dựOlympic Tokyo 2021, Olympic Paris 2024, Asian Games Hàng Châu 2022, Asian Games Nagoya 2026, SEA Games 32 tại Campuchia, SEA Games 33 tại Thái Lan vànhiều sựkiện thểthao quốc tếquan trọng khác.

Đây cũng là giai đoạn mà ngành thể dục thể thao (TDTT) cóthểtận dụng lợi thếcủa thời kỳ “dân sốvàng”, tăng trưởng kinh tếtrong bối cảnh hội nhập quốc tếsâu, rộng cũng như phát huy những thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp TDTT. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhiệm kỳ tới TTVN cũng đứng trước không ít khókhăn, thách thức. Các hoạt động TDTT ngày càng đa dạng cảvề hình thức lẫn nội dung, với quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhànước, đổi mới phương thức hoạt động của các thiết chếthểthao, thay đổi cách thức cung ứng dịch vụTDTT, nhất làcác dịch vụTDTT cho đối tượng người cao tuổi trong giai đoạn Việt Nam bắt đầu “giàhóa” dân số. Đồng thời, nhằm chủ động ứng phó trước diễn biễn phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động TDTT quần chúng, khuyến cáo, vận động, hướng dẫn người dân tăng cường luyện tập thể thao nâng cao thể trạng, tăng khả năng kháng bệnh của cơ thể, phòng, chống bệnh tật.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Nguyễn Hồng Minh, để biến thách thức thành cơ hội, những người làm công tác TDTT quần chúng cần phải mạnh dạn đổi mới tư duy, có những đột phá mới trong cách nghĩ, cách làm để nâng cao hiệu quả công việc nhằm thúc đẩy phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển nhanh, rộng khắp hơn nữa, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới.

Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Trước những khó khăn và thách thức đó, để đạt được những mục tiêu chung, ngành thể thao đã đặt ra những chỉ tiêu cụ thể cho sự phát triển của thể thao quần chúng. Chẳng hạn như trong năm 2021 phấn đấu số người luyện tập TDTT thường xuyên đạt 35,5%, tăng 1,1% so với năm 2020, số gia đình tập luyện TDTT đạt 26,8%, tăng 1% so với năm 2020.

Để thực hiện được mục tiêu này, ông Nguyễn Hồng Minh cho rằng, chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới”; đồng thời, phối hợp với ngành GD&ĐT; các ngành, đoàn thể trung ương đẩy mạnh việc chỉ đạo các hoạt động TDTT trong từng đối tượng, trong đó đặc biệt chú trọng tới hoạt động TDTT trong nhà trường; triển khai các bài tập thể dục buổi sáng, bài tập thể dục giữa giờvà Võ cổtruyền Việt Nam trong các trường học; chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em; hướng dẫn các địa phương tổchức Đại hội TDTT các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022, phấn đấu 98% tổng số xã, phường, thị trấn; 100% số huyện và tỉnh tổchức Đại hội TDTT các cấp.

Trong giai đoạn 5 năm tới, ngành thể thao cũng đặt chỉ tiêu phấn đấu số người tập luyện TDTT đạt trên 39% dân số vào năm 2026, gia đình tập luyện thể thao đạt trên 30% tổng số hộ gia đình vào năm 2026. Theo ông Nguyễn Hồng Minh, để đạt được những mục tiêu này trước hết ngành cần hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác quản lýnhà nước vềTDTT như tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật TDTT và đềxuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TDTT; xây dựng, trình phê duyệt và tổchức triển khai Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030; tham mưu trình ban hành Nghị quyết mới của Đảng chỉ đạo vềcông tác TDTT trong giai đoạn đến năm 2030. Đặc biệt là phát triển các loại hình kinh tế, dịch vụTDTT, tiến tới hình thành ngành công nghiệp thểthao ởnước ta.

“Chúng ta cũng phải tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng như đổi mới hình thức phát động, nội dung các phong trào, cuộc vận động vềTDTT, tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổbiến các hình thức, phương pháp tập luyện TDTT; phát triển số lượng sân bãi, điểm tập, CLB và các hình thức tập luyện TDTT trong cộng đồng, tạo thành phong trào xã hội rộng khắp, thu hút nhiều người dân tham gia tập luyện… Đặc biệt, ngành sẽ phải tiếp tục triển khai Đềán tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 và Chương trình Bơi an toàn, phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em. Phải thực hiện được tổng thể các giải pháp đó và quyết liệt hành động thì chúng ta mới mong hoàn thành được những mục tiêu đã đặt ra”, ông Nguyễn Hồng Minh nhấn mạnh. 

 THU SÂM

Ý kiến bạn đọc