Khát vọng vươn xa
VHO- Với mong muốn đưa Võ cổ truyền Việt Nam phát triển, vươn xa tới đấu trường quốc tế, UBND tỉnh Bình Định, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Bộ VHTTDL tổ chức Liên hoan Võ cổ truyền Việt Nam từ ngày 2 - 5.8 tại TP Quy Nhơn (Bình Định).
Chương trình giao lưu, biểu diễn tại CLB võ thuật Chùa Long Phước thu hút 16 đoàn võ thuật trong và ngoài nước tham gia
Đây là một sự kiện văn hóa thể thao, nhằm tôn vinh các giá trị tinh hoa văn hóa của Võ Việt và là nơi để các bậc võ nhân yêu mến, tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam từ khắp năm châu, mọi miền của tổ quốc tập trung về miền đất Võ Bình Định để giao lưu, học hỏi, giới thiệu đặc trưng, tinh hoa môn phái, từ đó chung tay góp sức Bảo tồn và phát huy tinh hoa Võ cổ truyền Việt Nam nói chung và Võ cổ truyền Bình Định nói riêng.
Kỳ sau đông hơn kỳ trước
Qua 17 năm với 7 kỳ tổ chức, Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam được tổ chức thành công, có hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với hàng nghìn võ sư, võ sinh về tham dự. Tinh thần đoàn kết quốc tế, quốc gia và dân tộc được thể hiện rõ nét qua số lượng võ sư, võ sinh và du khách quốc tế về Bình Định trong thời gian diễn ra các kỳ Liên hoan và các kỳ Liên hoan sau luôn có số lượng thành viên tham gia nhiều hơn kỳ trước. Hầu hết các võ sư, võ sinh trong nước đều rất háo hức khi tham gia Liên hoan và vui mừng khi được trở về với miền đất Võ để chứng kiến nơi sinh ra, lớn lên và lập nghiệp của ba anh em Nhà Tây Sơn và các Văn thần, Võ tướng, nơi hồn thiêng sông núi hun đúc nên bản chất “thượng võ, tôn văn” của người Bình Định.
Đáng chú ý, các kỳ Liên hoan luôn được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông trong nước và quốc tế, đã có nhiều kênh truyền thông đến từ Mỹ, Canada, Thụy Sỹ, Pháp… đưa hình ảnh và thông tin các hoạt động của các kỳ Liên hoan Võ cổ truyền Việt Nam. Các chương trình khai mạc, bế mạc được truyền thuật trực tiếp.
Theo Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam Nguyễn Ngọc Anh, Liên hoan được tổ chức nhằm góp phần phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW; xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 2103/QĐ-BVHTTDL ngày 12.7.2021 của Bộ VHTTDL.
Liên hoan cũng được tổ chức với mục đích đẩy mạnh phong trào toàn dân, nhất là thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tập luyện, thi đấu môn Võ cổ truyền để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực xây dựng nhân cách, đạo đức, truyền thống văn hóa cho các thế hệ người Việt Nam. Đánh giá kết quả triển khai Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2020”, rút kinh nghiệm, bàn về nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2030. Đặc biệt trong khuôn khổ của Liên hoan, còn có Hội thảo bàn về các giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển của Võ cổ truyền Việt Nam đến năm 2030.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã bàn các giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển Võ cổ truyền Việt Nam, trong đó sẽ cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển Võ cổ truyền Việt Nam; nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn và nhân rộng các mô hình bảo tồn bài quyền cổ, lò võ cổ, võ miêu, võ đường Võ cổ truyền Việt Nam; cơ chế, chính sách đối với các võ sư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam. Các giải pháp về đầu tư nguồn lực phát triển Võ cổ truyền Việt Nam; xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức xã hội nghề nghiệp về Võ cổ truyền Việt Nam; xây dựng và nâng cao chất lượng giải thi đấu Võ cổ truyền Việt Nam; tuyên truyền và hợp tác quốc tế phát triển Võ cổ truyền Việt Nam cũng sẽ được bàn bạc nhằm tìm ra giải pháp tổng thể để phát triển võ cổ truyền Việt Nam.
Bắt mắt với màn biểu diễn uyển chuyển kiếm thuật kết hợp với quạt của võ sinh môn phái Văn Lang Võ Đạo (đoàn Maroc)
Cùng nhau phát huy Võ cổ truyền Việt Nam
Theo ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VIII - Bình Định năm 2023 với sự góp mặt của hàng nghìn võ sư, huấn luyện viên, võ sĩ, võ sinh đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cùng với nhiều đoàn võthuật cổtruyền đến từcác tỉnh, thành phốtrong cảnước chính là cầu nối quan trọng, kết nối tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước trên thếgiới, đểmọi người đến với đất nước, con người Việt Nam, đến với miền đất võ Bình Định giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, với nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tếnói chung vàphát triển du lịch nói riêng.
Đây là cơ hội để các dòng phái võ thuật cổ truyền trong nước và quốc tế gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau nhằm bảo tồn và phát triển bộmôn Võ cổ truyền Việt Nam. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được lồng ghép trong Liên hoan, Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế sẽ có dịp hiểu biết thêm về mảnh đất vàcon người Bình Định, quê hương của Người anh hùng áo vải, cờđào Quang Trung - Nguyễn Huệ, với tinh thần thượng võ, nhân ái vàbao dung. Từđósẽlan tỏa vàthu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn.
Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam Nguyễn Ngọc Anh khẳng định: “Võ cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển cùng với chặng đường lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, là những tinh hoa kế thừa từ kinh nghiệm chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước của cha ông. Võ cổ truyền Việt Nam đã trở thành di sản văn hóa quý báu của dân tộc, có sức lan tỏa mạnh mẽ và phát triển ngày càng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Vì thế chúng ta phải góp phần để cùng nhau giữ gìn “bảo bối” thiêng liêng của dân tộc”.
Ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết thêm, ngoài việc phối hợp tổ chức Liên hoan, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiến hành hàng loạt các giải pháp tổng thể. Một trong những nhiệm vụ trước mắt là quảng bá Võ cổ truyền Việt Nam ra thế giới, để bạn bè quốc tế thấy được hết cái hay, cái đẹp của môn võ là kết tinh võ thuật của dân tộc. “Chúng tôi đang đề ra chiến lược để có thể đưa Võ cổ truyền Việt Nam ra đấu trường SEA Games. Nếu được các nước củng hộ, những nét tinh hoa của Võ thuật cổ truyền Việt Nam sẽ được phô diễn tại đấu trường lớn nhất khu vực này. Tuy nhiên để làm được điều đó, chúng ta cần sự chung tay góp sức của các cấp, ngành, địa phương và những người yêu võ thuật cổ truyền trên cả nước. Nếu huy động được sức mạnh tổng hợp, chắc chắn Võ cổ truyền Việt Nam sẽ “vượt vũ môn, ra biển”, quảng bá những nét tinh hoa của Việt Nam ra thế giới”, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam chia sẻ.
Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ 8 năm 2023 chính thức khai mạc tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn tối ngày 2.8 với chủ đề “Võ cổ truyền Việt Nam - Khát vọng vươn xa”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã tham dự Lễ khai mạc. Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ 8 tại Bình Định có 78 đoàn (trong đó có 16 đoàn nước ngoài) với tổng cộng khoảng 1.300 võ sư, võ sinh đăng ký tham gia. Đây là hoạt động góp phần tôn vinh Võ cổ truyền Việt Nam, trong đó Võ cổ truyền Bình Định là một bộ phận quan trọng đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2012. Ngày 3.8, Liên hoan tiếp tục với các hoạt động Chương trình giao lưu, biểu diễn kết hợp tham quan tại các lò võ, di tích lịch sử, văn hóa và các điểm du lịch như: tại huyện Tây Sơn (Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng), huyện Tuy Phước (Câu lạc bộ võ thuật Chùa Long Phước), huyện Phù Cát (Thiền viện Thiên Hưng - Cát tiến) và thị xã An Nhơn (Chùa Thiên Hưng). Hôm nay 4.8, các đoàn võ thuật trong, ngoài nước sẽ giao lưu tại Quảng trường Chiến Thắng. |
THU SÂM- PHAN HIẾU