"Ghế nóng" và câu chuyện kế thừa

VHO - Bóng đá Việt Nam từ ĐTQG nam, nữ lẫn Futsal đã trải qua chu kỳ được xem là thành công nhất trong lịch sử. Trong thành công đó có dấu ấn rất lớn của các HLV - những “kiến trúc sư trưởng”. Nhưng khi bước sang giai đoạn mới, câu chuyện kế thừa và áp lực cho người kế nhiệm chiếc “ghế nóng” được dư luận quan tâm rất nhiều. Chiến lược phát triển của bóng đá Việt Nam trong thời gian tới là gìn giữ và phát huy những thành quả đã đạt được trong quá khứ, nên đó sẽ là thử thách rất lớn cho những người đương nhiệm.

HLV Mai Đức Chung

Phải kiên nhẫn 

Ông Park Hang-seo là HLV thành công nhất lịch sử bóng đá nam Việt Nam. Trong giai đoạn 2018 - 2022, chiến lược gia người Hàn Quốc đã giúp các đội tuyển quốc gia “thống trị” Đông Nam Á với 1 chức vô địch AFF Cup, 2 HCV SEA Games. Cùng với đó là các  cột mốc mang tính lịch sử của bóng đá nước nhà như ngôi Á quân U23 châu Á, vào bán kết Asian Games 2018, tứ kết Asian Cup 2019 và vào đến Vòng loại thứ ba World Cup 2022. Những gì mà ông Park để  lại cho bóng đá Việt Nam được ví như một “di sản”, vô hình chung là áp lực  khủng khiếp cho người kế nhiệm - ông Philippe  Troussier.  
Nhưng chiến lược gia người Pháp không nghĩ  như vậy, ông xem đó là  động lực để bản thân phấn đấu: “Đúng là người tiền nhiệm của tôi đã đạt được những thành công lớn trước đây, đặc biệt ở cấp độ Đông Nam Á và châu lục. Nhiệm vụ của tôi là làm thế nào để vượt qua những giới hạn người tiền nhiệm đạt được, chuẩn bị cho các  thử thách cao hơn. Như tôi đã khẳng định, chúng ta cần làm thế nào để chuẩn bị tinh thần đối diện với các đội bóng, thử thách chất lượng hơn nữa”,  HLV Troussier nói như vậy trong ngày ra mắt đội tuyển vào tháng 2.2023.
Có thể nói, HLV Park Hang-seo đã đưa bóng đá Việt Nam lên tới đỉnh vinh quang và có thể xem là chạm ngưỡng. Muốn vượt ngưỡng, muốn nâng tầm, chúng ta phải thay đổi và ông Troussier chính là người thích hợp cho chiến lược thay đổi đó. Quy luật thực tiễn chỉ ra rằng, bất kỳ nền bóng đá nào đều có giai đoạn thăng hoa mạnh mẽ và một quãng trầm nhất định. Đó chính là đoạn đường từ đỉnh dốc  xuống đến chân dốc và  lại từ chân dốc tìm đến  một đỉnh cao mới. Có lẽ bóng đá Việt Nam cũng đang tụt dốc (như thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games 32) và HLV Troussier được kỳ vọng sẽ giúp chúng ta vươn lên đỉnh cao mới. Tất nhiên ai cũng muốn thời gian và quãng đường tụt dốc sẽ ngắn nhất, còn khi lên dốc và ở đỉnh dốc sẽ dài nhất có thể. 
Năm 2023, HLV Troussier cùng ĐTQG thi đấu 2 trận chính thức tại Vòng loại thứ hai World Cup 2026 (thắng 1, thua 1) và 6 trận giao hữu (thắng 3, thua 3). Nhà cầm quân người Pháp đang xây dựng một đội  bóng có phong cách khác biệt so với người tiền nhiệm Park Hang-seo. Việc thay đổi về con người  dù nhận được những luồng ý kiến trái chiều nhưng cũng chẳng có gì bất ngờ, nhất là khi ĐQTG cần phải thay đổi để tươi mới hơn. “Những chiến binh sao vàng” hiện tại là tập thể giàu sức trẻ, nhiệt huyết, dù thành tích chưa tốt nhưng phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài. Có lẽ ông Troussier không muốn an toàn như người tiền nhiệm, ông thích mạo hiểm để có sự đột  phá. Đó cũng là lý do mà người hâm mộ phải chờ, phải thật kiên nhẫn và cho ông thầy người Pháp thêm thời gian. 
Trọn vẹn nghĩa tình 
Giống như người đồng nghiệp Park Hang-seo, HLV Mai Đức Chung đã để lại “di sản” cho bóng đá nữ Việt Nam, thậm chí “di sản” đó còn đồ sộ hơn rất nhiều trong công cuộc nâng tầm bóng đá  nữ nước nhà. HLV Mai Đức Chung lần đầu tiên dẫn dắt đội tuyển nữ Việt Nam vào năm 1997, khi đó Huỳnh Như mới 6 tuổi, Tuyết Dung mới bắt đầu biết chạy, Thanh Nhã và một số cầu thủ “Gen Z” khác còn chưa ra đời. Trải qua 4 giai đoạn: 1997-1999, 2003-2005, năm 2014 và từ năm 2016 đến nay, HLV Mai  Đức Chung đã giúp bóng đá nữ Việt Nam giành 6 trong tổng số 8 HCV SEA  Games, vô địch AFF Cup  2019, vào đến bán kết  Asian Games 2014, lần đầu tiên lọt vào vòng loại  cuối cùng Olympic và dự World Cup nữ. 
Nhưng những gì mà HLV Mai Đức Chung để  lại không chỉ có thành tích mà đó còn là việc  trình làng liên tục những lứa cầu thủ tài năng. Từ “thế hệ vàng” Huỳnh Như, Tuyết Dung, Thùy Trang, Trần Thị Thu, Hải Yến, Bích Thùy, Kim  Thanh cho đến những  cầu thủ trẻ chất lượng, đang và sẽ là tương lai của bóng đá nữ nước nhà như: Thanh Nhã,  Vạn Sự, Vũ Thị Hoa, Hải  Linh, Trần Thị Duyên, Tuyết Ngân, Diễm My, Thu Thương… Đó còn là sự cộng hưởng phát triển phong trào, dành được sự quan tâm nhiều hơn từ xã hội và đưa bóng đá nữ nước nhà vươn ra đấu  trường châu lục và thế  giới, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nhìn lại tất cả những gì HLV Mai Đức Chung đã làm cho bóng đá nữ Việt Nam trong những năm qua, có thể tin rằng, ông là một HLV tầm cỡ bậc nhất, một tượng đài trong việc nâng tầm bóng đá nữ nước nhà lên đỉnh cao chưa từng có. Chắc chắn người kế nhiệm sẽ đối mặt với cái bóng rất lớn của HLV Mai Đức Chung. 
Sau một chu kỳ thành công, Sau 3 đời HLV ngoại, Futsal Việt Nam trở lại với “cây nhà lá vườn” bằng việc đưa HLV Phạm Minh Giang lên nắm quyền. Niềm tin vào “người  trong nhà” của lãnh đạo VFF  đã không đặt nhầm chỗ khi đã đến lúc phải có sự thay  đổi, một cuộc chia ly mà bất  kỳ người hâm mộ nào cũng không muốn, dù biết rằng đó  là quy luật tất yếu của thời gian. HLV Mai Đức Chung  - vị “tướng già” đã cống hiến  trọn vẹn sự nghiệp cho bóng  đá Việt Nam đã đến lúc nghỉ  ngơi, tạo điều kiện cho người  kế nhiệm trẻ trung hơn gánh  vác những nhiệm vụ tiếp theo. “Tôi không thể làm mãi được. Tre già măng mọc là lẽ tất yếu của cuộc sống. Tôi cũng đến lúc nghỉ ngơi”, HLV Mai Đức Chung chia sẻ như vậy sau Vòng loại thứ hai Olympic  Paris 2024 hồi tháng 10.2023,  giải đấu cuối cùng của ông cùng ĐTQG. 
Thực ra, chiến lược gia sinh năm 1952 đã có ý định nghỉ  hưu từ cuối năm 2022 nhưng vì lòng vẫn còn vương, vì lời hứa với các học trò cùng nhau dự World Cup nên ông đã “cố” thêm 1 năm nữa. Và giờ đây, khi đã thực hiện lời hứa với các học trò, đã trọn vẹn nghĩa tình với bóng đá nước nhà, HLV Mai Đức Chung sẽ quay về thực hiện lời hứa với người bạn đời của mình: Ngày ngày cùng nhau thức dậy tập  thể dục, cùng ra chợ mua đồ, vào bếp làm những món ăn ưa thích, cùng ngồi xem tivi, thưởng thức ly trà, ăn miếng bánh ngọt, sống vui vẻ cùng con cháu...

Câu chuyện nâng tầm 

Futsal Việt Nam đã trải qua gần 15 năm thăng trầm với nhiều đời HLV nội, ngoại  khác nhau. Ở mỗi giai đoạn,  mỗi HLV đều có triết lý chơi bóng khác nhau và ít nhiều để lại dấu ấn. Nhưng họ đều  có chung mục tiêu đó là nâng  tầm Futsal Việt Nam. Năm  2010, ông Trần Anh Tuấn  - hiện là Phó chủ tịch VFF, người được trong giới Futsal gọi là bầu Tú mời thành công HLV Sergio Gargelli (Italia), để sau đó nhà cầm quân này đưa tuyển Futsal Việt Nam lần đầu dự VCK Futsal châu Á. Không dừng lại ở đấu trường châu lục, 4 năm sau bầu Tú đưa về một HLV chất  lượng khác là Bruno Formoso với hy vọng đưa Futsal nước  nhà ra thế giới. Để rồi trong 2 năm sau đó, HLV người Tây  Ban Nha đã thay đổi toàn bộ  chất lượng, tư duy đội tuyển, đỉnh cao là tấm vé lịch sử tham dự World Cup 2016. Sau thời HLV Bruno Formo so, Futsal Việt Nam có thêm  một HLV ngoại khác là ông Miguel (Italia) nhưng không thành công. 

Sau 3 đời HLV ngoại, Futsal Việt Nam trở lại với “cây nhà  lá vườn” bằng việc đưa HLV  Phạm Minh Giang lên nắm quyền. Niềm tin vào “người  trong nhà” của lãnh đạo VFF đã không đặt nhầm chỗ khi HLV Phạm Minh Giang giúp  tuyển Futsal Việt Nam lần thứ hai trong lịch sử tham dự  World Cup. Thậm chí tại sân chơi Futsal lớn nhất hành tinh năm 2021 ở Lithuania, tuyển Futsal Việt Nam đã đi đến vòng 16 đội mạnh nhất. Sau đó, đội tuyển đã thất bại tại SEA Games 31. Lúc bấy giờ, Futsal Việt Nam sở hữu một thế hệ tài năng và tràn đầy khát khao cống hiến, nhưng thất bại ngay trên sân nhà khiến tất cả phải nhìn nhận lại và thay đổi. 
Rồi VFF đã nhanh chóng  thực hiện những sự thay  đổi mang tính cách mạng với động thái đầu tiên là vị  trí HLV trưởng. Rất nhanh chóng, một HLV ngoại với bản lý lịch “khủng” đến, đó là ông Diego Giustozzi, người đưa đội tuyển Argentina vô địch VCK FIFA Futsal  World Cup 2016 cùng vô số chiến tích lẫy lừng khác. Một  bản hợp đồng 2 năm cùng những tham vọng nâng tầm nền Futsal nước nhà và đưa ĐTQG lần thứ ba liên tiếp và tham dự World Cup. Đây là nhiệm vụ nặng nề dành cho ông Diego Giustozzi, nhưng với tầm nhìn của mình, VFF hoàn toàn đặt niềm tin vào HLV người Argentina. 
Bản thân ông Diego Gius tozzi thừa cảm nhận được áp lực lớn dành cho mình và  ông luôn sẵn sàng cho những thách thức trong hành trình  mình đã chọn tại đất nước  hình chữ S. “Ước nguyện và quyết tâm lớn nhất của tôi khi đến Việt Nam là đến khi tôi rời đi thì Futsal Việt Nam thời điểm đó phải tốt hơn Futsal Việt Nam hiện tại.  Danh hiệu rất quan trọng, nhưng quyết tâm để đạt được danh hiệu thì không chỉ phụ thuộc vào tôi mà còn phụ thuộc vào các cầu thủ cũng như nhiều yếu tố khác, làm thế nào để tất cả cùng nhau đem đến niềm tin”, HLV sinh năm 1978 chia sẻ.  
Thực tế thì ông Diego Giustozzi đã thay đổi ĐTQG rất nhiều từ khi ngồi vào “ghế  nóng”. HLV người Argentina đã mang đến cho đội một làn gió mới, từ lối chơi đến con người, tất cả đều rất tích cực. Minh chứng rõ nhất đó là việc ĐTQG đã vượt qua vòng loại châu Á một cách thuyết phục để góp mặt tại vòng chung kết  vào tháng 4 tới ở Thái Lan. Giải đấu này cũng là vòng loại World Cup và người hâm mộ đang rất mong chờ HLV Diego Giustozzi sẽ giúp Việt Nam có lần thứ ba liên tiếp tham dự ngày hội Futsal lớn nhất hành tinh.

LÊ HOÀN

Ý kiến bạn đọc