“Giải mã” ngành Công an qua Bộ cảnh phục
VHO- Vở Bộ cảnh phục của Nhà hát Tuổi Trẻ được công diễn đúng vào thời điểm sân khấu nở rộ những đề tài mới về người chiến sĩ Công an nhân dân hướng tới Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân lần thứ 4”. Vở diễn đã chạm vào trái tim và lấy đi không ít nước mắt của người xem, đặc biệt, trong những vị khán giả ấy có cả các chiến sĩ công an, đối tượng trung tâm mà vở kịch đề cập.
Cảnh trong vở “Bộ cảnh phục”
Vở diễn đã xây dựng thành công và làm rõ nét thêm về những hy sinh thầm lặng của họtrên lĩnh vực phòng chống ma tuýnói riêng và của ngành Công an nói chung.
Lần đầu tiếp cận với đề tài ngành Công an
NSƯT Sĩ Tiến, Phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, đạo diễn Bộ cảnh phục chia sẻ: “Chúng tôi muốn xây dựng hình tượng người chiến sĩ công an theo cách nhìn của những người làm nghệ thuật và sử dụng những thủ pháp sân khấu để chuyển tải thông điệp tôn vinh sựhy sinh thầm lặng của họvà cả những người thân trong gia đình họnữa”. Đạo diễn, NSƯT Sĩ Tiến cũng như tác giả Đỗ Đức Trung đều là những người lần đầu tiếp cận với đề tài ngành công an, cái sự“lần đầu ấy” khiến cho ê kíp sáng tạo và những nghệ sĩ tham gia Bộ cảnh phục đã phải rất công phu nghiên cứu để làm sao “giải mã” cho vở diễn có được sựđồng cảm của chính các chiến sĩ Công an và thấy kịch không xa lạ với con người và hoạt động nghiệp vụ thực tế của họ.
Với một cốt truyện có phần đơn giản kể về một chuyên án phòng, chống tội phạm ma tuý, ban chỉđạo chuyên án đã bàn thảo lập kế hoạch và đặt vai trònhiệm vụ quan trọng cho một nữ thiếu uýtrẻ sắm vai người giúp việc ở quê vào làm việc trong gia đình của một vợ chồng trùm buôn ma tuýđể phá án, nhờ sựthông minh, khéo léo và cả lòng dũng cảm, nữ thiếu uýtrẻ đã phối hợp với đồng đội phá tan đường dây ma tuý. Tuy nhiên, cái kết là nữ thiếu uýtrẻ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ để lại lời hứa không thể thực hiện được, đó là sẽmặc bộ cảnh phục trong ngày cưới… Bộ cảnh phục mang đậm dấu ấn sáng tạo từ đạo diễn NSƯT Sĩ Tiến khi anh đưa những thủ pháp sân khấu mang phong cách rất riêng và phối hợp khéo léo giữa kỹ thuật sân khấu hiện đại, âm thanh, ánh sáng và âm nhạc vào vở diễn. Lời thoại ít nhưng tập trung đi sâu vào cảm xúc và nhấn nhá khai thác tâm lýnhân vật, chính điều này đã tạo nên sức cuốn hút cho người xem từ đầu đến cuối chương trình.
Ngay từ những phút đầu tiên, vở kịch đã rất hấp dẫn bởi những màn biểu diễn võ thuật cũng như những sinh hoạt đời thường của các chiến sĩ. Sựdí dỏm, hài hước của họvà tình yêu đôi lứa nồng nàn giữa nữ thiếu uýThanh và chồng chưa cưới đã tạo được không khí trẻ trung, lãng mạn và tươi mới cho vở kịch. Mỗi nhân vật đều được khắc hoạ tính cách rất rõ nét, từ những con người tốt như trung tá trưởng phòng Quân (nghệ sĩ Hữu Phương), nữ thiếu uýLê Thanh (Ngô Lệ Quyên), Hùng (Quang Thắng), ông già nhặt rác ở công viêc (NSƯT Đức Khuê) cho tới những kẻ xấu, đầy mưu mô thủ đoạn như cặp vợ chồng trùm ma tuý(Thanh Dương - Thanh Tú)…
Những cảnh diễn khao khát cháy bỏng chờ ngày cưới của Thanh và chồng chưa cưới, người vợ của Phó cục trưởng Quân đến thăm chồng và hờn giận khi anh quá bận công việc mà không về được với vợ con, sựlo lắng căng thẳng khi đồng đội “vào hang bắt cọp”… là những tình tiết vô cùng đắt giá thể hiện hy sinh thầm lặng của người chiến sĩ Công an nhân dân và của cả gia đình của họ, tất cả đều vì sựbình yên của xã hội. Hình ảnh Thanh trong bộ sắc phục công an được xử lýtrên màn hình LED, phía dưới là người chồng chưa cưới lặng lẽôm bó hoa, không một lời thoại, diễn viên đứng lặng trên sân khấu và dưới khán phòng là những giọt nước mắt lã chã rơi...
Và những cảm xúc từ khán giả…
Trung tá Lưu Xuân Đông, Phó trưởng phòng 4 Cục Công tác đảng và công tác chính trị Bộ Công an trong Hội đồng duyệt vở Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ 4 nhận định: “Chúng tôi đã duyệt rất nhiều chương trình của các đơn vị nghệ thuật và phải nói thật rằng đây là đề tài rất khó bởi các hoạt động nghiệp vụ ngành công an thường ít công khai nên nhiều vở đã phải sửa đi sửa lại. Bộ cảnh phục của Nhà hát Tuổi Trẻ là vở diễn ít phải sửa nhất bởi ê kíp sáng tạo đã lựa chọn được một cách dựng rất khéo khi đảm bảo được nội dung tư tưởng yêu cầu của một cuộc liên hoan của ngành công an. Một chuyên án thành công không nhất thiết phải có đổ máu, tuy nhiên sựhy sinh anh dũng của nữ chiến sĩ công an trong kịch đã để lại nhiều xúc cảm mạnh mẽcho khán giả”. Đại diện của Phòng PA03 thuộc Công an thành phố Hà Nội xúc động chia sẻ: “Xem Bộ cảnh phục, bản thân chúng tôi là công an cũng không cầm được nước mắt…”. Được biết, để các nghệ sĩ thâm nhập sâu hơn vào các nhân vật trong kịch, một cán bộ ở Phòng CSĐT tội phạm chống ma tuý(Công an TP Hà Nội) đã xuống Nhà hát trao đổi và giải đáp mọi câu hỏi của các nghệ sĩ về hành vi, ngôn ngữ, cử chỉcủa người chiến sĩ công an khi ở vào những hoàn cảnh trong vở kịch. Đó là lýdo vì sao mà khi vào vai, các nghệ sĩ đã diễn rất nhuần nhuyễn và thuyết phục.
Buổi ra mắt vở kịch đã có nhiều khán giả trẻ đến xem. Bạn Lê Đình Toàn, sinh viên năm thứ hai ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội nhận xét: “Hiện nay nhiều người dân chưa hiểu đúng về công việc của các chiến sĩ công an nên đôi khi họcó những lời nhận xét chưa chính xác. Nhưng thử hỏi xã hội một ngày không có lực lượng công an thì điều gì sẽxảy ra. Vở kịch mang tới cho lớp trẻ chúng em rất nhiều cảm xúc, mở đầu là những kiến thức rất mới mẻ về công việc cũng như đời sống tinh thần của người chiến sĩ công an, nhưng càng xem thì càng cảm phục khi chứng kiến những vất vả, hy sinh, mất mát của họ”. Cậu sinh viên này cho biết thêm, cậu vô cùng ngạc nhiên khi gặp lại một số gương mặt nghệ sĩ quen thuộc ở các bộ phim truyền hình, nhưng khi xem diễn trực tiếp mới thấy được trọn vẹn tài năng của họ. Bên cạnh những nghệ sĩ gạo cội như NSƯT Đức Khuê, Thanh Dương thì các gương mặt trẻ như Ngô Lệ Quyên, Thanh Tú, Quang Thắng, Mạnh Đạt… cũng đã thể hiện rất xuất sắc các nhân vật trong vở kịch.
Diễn đề tài công an bằng phong cách riêng của Nhà hát Tuổi Trẻ, Bộ cảnh phục đã không dừng lại ở một vở kịch ngành mà đã thực sựcống hiến cho khán giả một tác phẩm nghệ thuật mang giá trị nhân văn sâu sắc.
THÚY HIỀN