Đến hiện đại từ truyền thống tìm “đất sống” cho Chèo
VHO- Giữ vững định hướng bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chèo truyền thống; duy trì lịch diễn định kỳ; xây dựng không gian trưng bày; năng động trong khai thác điểm biểu diễn tại các địa phương; phát huy tối đa nội lực của đội ngũ sáng tạo nghệ thuật trong đơn vị… là những chủ trương đúng đắn, giúp cho hoạt động biểu diễn của Nhà hát Chèo Việt Nam luôn ổn định trong bối cảnh sân khấu truyền thống ngày càng gặp nhiều khó khăn.
Vở “Giai điệu Tổ quốc” của Nhà hát Chèo Việt Nam
2021 là mốc đánh dấu tròn 70 năm xây dựng và phát triển của “anh cả” ngành Chèo. Với nhiệm vụ giữ gìn, kế thừa, phát huy và phát triển nghệ thuật sân khấu Chèo của dân tộc, Nhà hát Chèo Việt Nam luôn bám sát đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng và Nhà nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
70 năm “giữ lửa” cho nghệ thuật Chèo truyền thống
Vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang trong giai đoạn khốc liệt nhất, tại Chiến khu Việt Bắc, Nhà hát Chèo Việt Nam (tiền thân là tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương) được thành lập. Các thế hệ nghệ sĩ của Nhà hát từ năm 1951 đến nay luôn xứng đáng với vai trò “cánh chim đầu đàn” trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy sáng tạo chuẩn mực về nghệ thuật Chèo; kế thừa các giá trị của nghệ thuật dân gian truyền thống, đồng thời tiếp thu tinh hoa của các loại hình sân khấu khác, lấy ánh sáng khoa học làm nền tảng cho sự phát triển... Có thể kể đến những cái tên tiêu biểu như: Đạo diễn, NSND Trần Bảng; Phạm Như Khôi; GS Hà Văn Cầu; NGND, nhạc sĩ Hoàng Kiều; Đạo diễn, NSND Chu Văn Thức; NSƯT, nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh; Nhạc sĩ Vũ Đình Quân; Đạo diễn, NSND Bùi Đắc Sừ; Đạo diễn, NSƯT Hà Quốc Minh; TS, đạo diễn, NSND, Nguyễn Thị Bích Ngoan…
Nắm bắt bối cảnh đất nước trong từng giai đoạn, các đồng chí lãnh đạo qua từng thời kỳ của Nhà hát Chèo Việt Nam đã và đang đồng hành cùng tập thể cán bộ, nghệ sĩ Nhà hát triển khai các hoạt động chuyên môn bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện các kế hoạch biểu diễn phục vụ chính trị tại vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Bên cạnh các hoạt động biểu diễn phục vụ đồng bào trong nước, nhiều năm qua, Nhà hát đã triển khai thực hiện và tham gia các chương trình giao lưu văn hóa quốc tế nhằm quảng bá môn nghệ thuật thuần Việt nhất đến với khán giả nước ngoài tại nhiều quốc gia như: Bungari, Hungari, Vương quốc Bỉ, Thụy Sĩ, Đức, Nhật, Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp; Quatar; Hàn Quốc; Mỹ...
Trong 70 năm qua, Nhà hát Chèo Việt Nam đã nhận được nhiều Huân, Huy chương cao quý do Nhà nước và Chính phủ trao tặng, như: Huân chương chống Pháp hạng Hai (1954); Huân chương Lao động hạng Hai (1957); Huân chương Lao động hạng Ba (1960, 1963); Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Hai (1973); Huân chương Độc lập hạng Ba (1991); Huân chương Độc lập hạng Nhì (2001); Huân chương Lao động hạng Ba (2011); Đơn vị xuất sắc nhận Cờ thi đua của Chính phủ (2014); Huân chương Lao động hạng Nhì (2016, 2021); Đơn vị xuất sắc nhận Cờ thi đua của Chính phủ (2020)… Ngoài ra, còn các danh hiệu cao quý được Nhà nước phong tặng cho nhiều cá nhân và tập thể; các giải thưởng tại những kỳ Liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.
Một cảnh trong vở “Vân dại”
Nỗ lực đổi mới nhưng không đánh mất bản sắc
Ngoài các vở diễn Chèo cổ thường xuyên được triển khai luyện tập, nâng cao và nhiều vở diễn được dàn dựng mới để phục vụ nhân dân, tham gia các kỳ hội diễn, Nhà hát còn tiến hành khai thác các công trình bộ gõ và múa hát dân gian của NSƯT Đỗ Tùng, NSƯT Bùi Văn Ro để áp dụng vào công tác chuyên môn, nâng cao trình độ cho đội ngũ diễn viên, nhạc công của Nhà hát. Bên cạnh định hướng gìn giữ và phát triển nghệ thuật Chèo truyền thống, công tác nghiên cứu khoa học cũng được các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ Nhà hát quan tâm, thực hiện với nhiều đề tài được đánh giá cao. Có thể kể đến như: Nghệ thuật Đạo diễn Chèo (Chủ nhiệm: GS, NSND Trần Bảng, 2001); Lịch sử Chèo đến Thế kỷ XX (Chủ nhiệm: GS Hà Văn Cầu, 2001); Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trên sân khấu Chèo truyền thống (Chủ nhiệm: ThS Trần Minh Phượng, 2001); Mỹ thuật Chèo truyền thống (Chủ nhiệm: NSND Dân Quốc, 2001); Mỹ thuật Chèo hiện đại một chặng đường phát triển (Chủ nhiệm: NGND Dân Quốc); Nhân vật Chèo dưới góc nhìn văn hóa (Chủ nhiệm: ThS Trần Minh Phượng, 2005); Nghệ thuật Chèo dưới góc nhìn thể loại (Chủ nhiệm: NSND Hoàng Kiều, 2005); Dàn nhạc trong sự phát triển của âm nhạc Chèo (Chủ nhiệm: NSƯT Trần Vinh, 2005); Tiếp thu bản sắc dân tộc trong Chèo cổ để xây dựng Chèo đề tài hiện đại (Chủ nhiệm: ThS Trần Minh Phượng, 2011); Những khuynh hướng nghệ thuật trong sân khấu Chèo hiện đại (Chủ nhiệm: TS Trần Đình Ngôn, 2014); Kế thừa và biến đổi nghệ thuật biểu diễn Chèo cổ với đề tài hiện đại (Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Thị Bích Ngoan, 2016)…
Một nhiệm vụ quan trọng khác luôn được Nhà hát quan tâm, đầu tư, đó là công tác đào tạo. Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Nhà hát đã phối hợp cùng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội triển khai 7 khóa học: Khóa 1 (1960-1964), khóa 2 (1965-1968), khóa 3 (1973-1977), khóa 4 (1979-1983), khóa 5 (1988-1992), khóa 6 (2005-2010) và khóa 7 (2014-2017).
Cũng như nhiều đơn vị nghệ thuật khác, Nhà hát Chèo Việt Nam luôn được Bộ VHTTDL, Cục Nghệ thuật biểu diễn quan tâm về chế độ chính sách cho cán bộ, nghệ sĩ. Đứng trước thực trạng giao thoa văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của Internet, nghệ thuật truyền thống bắt đầu thực hiện lộ trình xã hội hóa. Nhà hát thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải gìn giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống, mặt khác, cần phát huy, phát triển nghệ thuật Chèo bắt nhịp phục vụ đời sống hiện tại, có thêm doanh thu, nâng cao đời sống của các nghệ sĩ. Đây cũng là thách thức lớn đối với cán bộ, nghệ sĩ của Nhà hát hiện nay.
Từ đầu năm 2020 đến nay, các chương trình biểu diễn nghệ thuật Chèo trực tuyến (chủ yếu qua nền tảng Facebook) đã nhận được sự đồng cảm và sẻ chia từ khán giả. Đặc biệt, chuỗi chương trình online Giữ lửa đam mê của Nhà hát đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả và đồng nghiệp. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập, Nhà hát đã chọn được 7 vở Chèo truyền thống và đã lên lịch dàn dựng, ghi hình 7 vở, thu âm lại những làn điệu truyền thống cho các thế hệ sau với các trích đoạn.
Mặc dù đời sống của người nghệ sĩ Chèo hôm nay vẫn còn vô vàn khó khăn, nhưng tập thể Nhà hát Chèo Việt Nam và từng cá nhân mỗi nghệ sĩ đều chung tay gánh vác, cố gắng để giữ gìn nghề Tổ, phát huy truyền thống 70 năm tự hào thông qua những tác phẩm hấp dẫn, đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới và gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống với giá trị hiện đại là điều đáng ghi nhận và trân trọng.
Phiên bản mới của Én vàng dành cho tuổi trung niên Chương trình truyền hình Én xuân dành cho những tài năng trên 35 tuổi vừa chính thức phát sóng số đầu tiên vào cuối tuần qua trên sóng HTV9. Đây cũng là phiên bản mới của cuộc thi Én vàng dành cho tuổi trung niên. BTC cho biết, Én xuân mong muốn tìm ra những gương mặt mới có năng lượng và cảm xúc tích cực, lan tỏa niềm tin, sự yêu thương thông qua từng lời hay ý đẹp hay những mẩu chuyện ý nghĩa. Chương trình hứa hẹn mang theo hương sắc, xuân sắc và những giá trị sâu sắc trong những màn tranh tài đầy thú vị. Đảm nhận vị trí “cầm cân nảy mực” của Én xuân là bộ tứ Đạo diễn - NSƯT Vũ Thành Vinh, Giảng viên Trần Trung Quang, Tiến sĩ Tâm lý Tô Nhi A, MC Thanh Thảo. Trong phần tranh tài năm nay có 19 thí sinh tài năng, đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. ANH HUY MV Nghĩ trước bước sau kể chuyện di cư an toàn Nhằm hưởng ứng chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi về di cư an toàn, trong khuôn khổ dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - Cơ quan Di cư Liên hợp quốc tổ chức và Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ, Phan Mạnh Quỳnh đã cho ra đời ca khúc Nghĩ trước bước sau với thông điệp nằm ở chính tên bài hát. MV kể về câu chuyện của một thanh niên mong muốn tìm kiếm cơ hội tại nước ngoài để cải thiện đời sống kinh tế gia đình mình, qua đó mang tới với những lời khuyên về việc hãy suy nghĩ thật cẩn thận, cân đo đong đếm lợi - hại, tham khảo nhiều nguồn thông tin trước khi định đi làm việc ở nước ngoài. Nếu đã đưa ra quyết định, người lao động cần có kế hoạch rõ ràng, thông tin đầy đủ, chính xác, và chỉ đi theo các kênh hợp pháp, chính thống. Hành trình di cư lao động của bất kỳ ai đều cần được đảm bảo an toàn. Giữa ma trận thông tin nhiễu loạn và những thủ đoạn lừa đảo tinh vi, người lao động có thể trở thành nạn nhân của di cư trái phép, mua bán người và nô lệ thời hiện đại nếu không tỉnh táo và tìm hiểu rõ ràng. T.HỒNG |
NSND NGUYỄN THỊ BÍCH NGOAN