Phát triển nghệ thuật truyền thống
VHO - Theo định nghĩa của UNESCO thì “Sản phẩm của ngành công nghiệp sáng tạo không dừng lại ở sáng tạo tác phẩm, mà bắt đầu từ sáng tạo để một quy trình sản xuất, phân phối và lưu thông sản phẩm văn hóa được vận hành, tạo nên nguồn doanh thu và lợi ích cho các chủ thể”.
NSND Triệu Trung Kiên
Như vậy, để các tác phẩm sân khấu truyền thống thực sự trở thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, cần kết hợp việc sử dụng tài năng sáng tạo với công nghệ và kỹ năng kinh doanh. Từ đây, các đơn vị và cá nhân làm văn hóa, nghệ thuật cần được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, và hoạt động theo các quy luật vận hành của thị trường.
Ê-kíp trong vở diễn Thầy Ba Đợi của Nhà hát Cải lương Việt Nam
Để nghệ thuật truyền thống có được chỗ đứng tại thị trường nghệ thuật trong nước và quốc tế, xin được kiến nghị đến Đảng và Nhà nước một số đề xuất sau:
1. Nâng cao năng lực và tổ chức lại các đơn vị nghệ thuật truyền thống theo hình thức doanh nghiệp nhà nước về văn hóa nghệ thuật.
2. Đầu tư xây dựng những thiết chế văn hóa như Nhà hát, Trung tâm nghệ thuật truyền thống hiện đại đáp ứng được tình hình mới.
3. Có các cơ chế, chính sách nâng cao đời sống và vị thế xã hội cho văn nghệ sĩ.
4. Có giải pháp khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao cho nghệ thuật truyền thống.
5. Kêu gọi, khuyến khích và có chính sách đãi ngộ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các doanh nghiệp văn hóa nghệ thuật.
6. Có cơ chế, chính sách để văn hóa, nghệ thuật truyền thống được phổ biến rộng rãi trong đời sống xã hội hôm nay.
7. Đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào giáo trình giảng dạy tại các cấp phổ thông.
TS.NSND TRIỆU TRUNG KIÊN
Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam