VHO - Khu vực vùng biển Ba Làng An, xã Đông Sơn (Quảng Ngãi) là nơi cư ngụ, sinh sôi của loài nhum biển. Nhum thường sống ở những khu vực có nhiều san hô, bãi đá ngầm để ăn rong rêu, sinh trưởng mạnh trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 (Âm lịch).
Ngư dân “săn” nhum cách bờ vài chục mét, đồ nghề chỉ một cây sắt dài chừng 1 sải tay bẻ cong một đầu như lưỡi câu, kính lặn và giỏ đựng nhumKhai thác nhum biển, ngư dân cũng chỉ bắt những con nhum lớn nhiều thịt, không làm ảnh hưởng việc phát triển của loài nhum biểnSau khi thu gom, ngư dân mang nhum vào bãi rạng để sơ chế ngay tại chỗCó nhiều loại nhum biển nhưng nhum đen có dạng hình cầu to bằng quả cam, màu đen, có gai tua tủa, thịt nhiều và thơm ngon là được nhiều người thích ăn nhấtNhững người phụ nữ cẩn thận dùng dao rạch thân nhumNạo lấy phần gạch vàng, đây là phần ngon nhất của con nhumÔng Nguyễn Văn Đào, xã Đông Sơn cho biết, nghề lặn bắt nhum xuất hiện ở địa phương nhiều năm nay, nhưng chỉ kéo dài trong khoảng tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Tháng 7 đến tháng 8 là giai đoạn nhum chắc thịt, gạch nhiều, săn được nhum lúc này là trúng lớnNhum biển thường sinh sống tại các rạn đá ngầm ở độ sâu từ 15-20 m. Chúng có hình tròn dẹt, đường kính 8-10 cm, dày 3-4 cm, trên thân phủ đầy gai nhọn. Cũng vì gai sắc, thợ lặn phải vô cùng cẩn trọng khi bắt nhumHiện nay, giá nhum gạch đã được làm sạch có giá dao động khoảng 300.000 đồng/kgMùa này khách du lịch khắp nơi đổ dồn về tham quan, tắm biển ở Ba Làng An. Nhiều du khách coi nhum là món đặc sản nức tiếng, khi đến đây phải thưởng thức cho bằng đượcThịt nhum có thể chế biến thành các món như: cháo nhum, gỏi nhum, nhum nướng mỡ hành, cơm rang nhum, chả nhum...