VHO - Làng nghề đường phèn Ba La – Vạn Tượng nức tiếng ở xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) một thời, hiện vẫn còn một số người ngày đêm “giữ lửa” làng nghề.
Nghề làm đường phèn xuất phát từ xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi được làm bằng phương pháp thủ công, gìn giữ công thức gia truyền để tạo ra những “viên thạch anh” có hương vị riêng góp phần khẳng định tiếng thơm của làng nghề Ông Đồng Văn Chính là người gắn bó với nghề làm đường phèn từ thuở nhỏ, đến nay cũng ngoài 70 tuổi kể rằng: Nghề làm đường phèn vàng có truyền thống trăm năm của người dân ở Nghĩa Dõng. Gia đình ông cũng truyền từ đời này qua đời khác. Trước đây, cả vùng ven sông Trà Khúc là nơi tập kết các vựa mía lớn nhất vùng, khi tới mùa thu hoạch, trâu bò trong làng phải kéo ép mía, cả vùng nổi lửa nấu mật đường Nghề đường phèn rất kỳ công, để tạo ra đường phèn thì cần dùng đường trắng hoặc đường vàng pha với lượng nước nhất định, rồi cho vôi, trứng gà vào lọc tạp chất, làm dịu vị ngọt, gia tăng hương vị. Sau đó, hỗn hợp này được đun nóng với lửa nhỏ. Nước gần cạn thì tiếp tục đổ thêm nước vào đun Người thợ bằng kinh nghiệm, canh độ đường chín tới, rồi đổ vào thùng, chờ 7-10 ngày để đường kết tinh Đường phèn có màu vàng và màu trắng không phải do chất tạo màu mà là từ nguyên liệu đường cát vàng và đường cát trắng Đường phèn là sản phẩm thủ công. Để làm ra những miếng đường phèn thơm ngon tạo nên nét đặc trưng của đường phèn Quảng Ngãi cần phải tỉ mỉ từ những công đoạn nhỏ nhất Bà Nguyễn Thị Lắm (70 tuổi, vợ ông Chính) cho hay, đường phèn vàng Quảng Ngãi có vị ngọt thanh, không gắt rất thơm mùi mật mía. Đường phèn có tính thổ nên tốt cho tỳ vị, giúp chống lão hóa, kích thích sản sinh các tế bào mới, tăng cường miễn dịch Những mẻ đường phèn óng ánh kết tinh trên sợi chỉ Hiện nay, sản phẩm đường phèn, đường phổi Bằng Lắm của gia đình ông Chính được tiêu thụ trên khắp cả nước, với sản lượng gần 1 tấn/ngày, giá bán dao động từ 32 - 35 nghìn đồng/kg