Chứng khoán phiên 30.10: VN-Index quay đầu giảm hơn 3 điểm
VHO - Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên giao dịch ngành 30.10 ảm đạm. Dù khởi đầu trong sắc xanh, chỉ số VN-Index sớm hạ độ cao và bị ghìm dưới tham chiếu khi một số cổ phiếu bluechip bị bán mạnh.
Kết phiên, VN-Index giảm 3,15 điểm (-0,25%) xuống 1.258,63 điểm. Trên sàn Hà Nội, 2 chỉ số chính là HNX-Index và UPCoM-Index ngược chiều khi tăng lần lượt 0,32 điểm (+0,14%) lên 225,88 điểm và 0,14 điểm (+0,15%) lên 92,46 điểm.
Thanh khoản trên cả 3 sàn tiếp tục giảm thấp, chỉ hơn 14.200 tỉ đồng.
Bảng điện tử phân hóa với 347 mã tăng (gồm 23 mã tăng trần), 875 mã giữ tham chiếu và 385 mã giảm (gồm 17 mã giảm sàn).
Trong đó, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay đóng góp 17 mã giảm, 5 mã giữ tham chiếu và 8 mã tăng. Chỉ số đại diện rổ này qua đó giảm gần 2 điểm xuống 1.333 điểm.
Trong đó, TCB, STB, BID, HVN, VIB... là những mã hỗ trợ cho chỉ số chung với 2,14 điểm tăng, tuy nhiên không đủ để nâng đỡ chỉ số VN-Index hôm nay. Ngược chiều, VHM, VCB, VNM, VIC, CTG.. là những mã tác động tiêu cực là lấy đi hơn 4 điểm của chỉ số chung.
Điểm sáng đến từ một số mã đóng trần như CIG, ASP, TDH, DC4, SC5, TNT, PNC,..
Đối với nhóm tài chính, sắc đỏ lan tỏa với phần lớn mã giảm điểm. Nổi bật là STB +2,2%, VIB +1,33% là những mã tăng tốt và dẫn đầu thanh khoản. Các mã còn lại chủ yếu giảm quanh biên độ 1% như SSB, ACB, MSB, HDB,...
Đáng chú ý, phiên hôm nay nhóm ngành bất động sản gây chú ý, giảm mạnh nhất trên thị trường khi "ông lớn" VHM -3,74%, VIC -0,85%, KBC -0,19%... Các mã còn lại giữ mức tăng khá như NVL +3,38%, DXG +1,22%, IDC +2,79%,..
Ở chiều ngược lại, ngành công nghiệp có mức phục hồi tốt nhất thị trường đạt 0,44% với sắc xanh xuất hiện ở các mã VEA +3,18%, HAH +0,69%, GMD +0,15% và VTP +0,89%. Tuy nhiên ghi nhận mã DPG bị bán tháo. Kết phiên, DPG giảm sàn với gần 3,6 triệu đơn vị sang tay và dư mua 226.200 cổ phiếu dư bán, trắng bên mua.
Sau phiên mua ròng hôm qua, đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trở lại với quy mô 131 tỉ đồng, trong đó tập trung xả MSN và STB cùng giá trị 83 tỉ đồng. Ngược lại, dòng tiền ngoại tìm đến một số cổ phiếu ngân hàng như VPB (+140 tỉ), TCB (+125 tỉ) và FPT (+108 tỉ đồng).