Biến cá bống sông Trà thành đặc sản quê hương

VHO- Từ nguồn nguyên liệu chính là con cá bống sông Trà, với niềm đam mê đặc sản quê hương và sự năng động, sáng tạo, chị Thượng Thị Bình Uyên ở thôn An Phú, xã Hành Thuận, Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã chế biến thành công các sản phẩm đặc sản từ cá bống là Cơm cháy cá bống sông Trà, Bánh phồng cá bống sông Trà được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, tin dùng.

Biến cá bống sông Trà thành đặc sản quê hương - Anh 1

 Chị Thượng Thị Bình Uyên chế biến thành công các sản phẩm “đặc sản” từ cá bống sông Trà

Biến tu cá bng thành món ăn

Chị Uyên cho hay, ý tưởng làm sản phẩm Cơm cháy cá bống sông Trà của chị đã có từ nhiều năm trước, vì gia đình chị rất thích ăn cá bống sông Trà nhưng chỉ ăn cá bống rim với cơm trắng. Từ đó chị tự nghĩ, sao mình không “biến tấu” cá bống thành những món ăn mới, vừa lạ miệng, tiện lợi, vừa quảng bá được đặc sản cá bống sông Trà Quảng Ngãi với bạn bè gần, xa. Thế là chị bắt tay vào làm thử Cơm cháy cá bống sông Trà cho gia đình, bạn bè thân thiết ăn thử và góp ý. Sau nhiều lần rút kinh nghiệm về mẫu mã, màu sắc, điều chỉnh hương vị cho phù hợp vùng miền chị đã tự tin với sản phẩm của mình.

Năm 2020, chị Uyên bắt đầu khởi nghiệp với sản phẩm đầu tay Cơm cháy cá bống sông Trà, lúc này nguồn vốn còn hạn hẹp, chị được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Hành cho vay 50 triệu đồng từ nguồn giải quyết việc làm cộng với nguồn vốn tích góp của gia đình, chị Uyên mạnh dạn xin giấy phép đăng ký kinh doanh, mua các loại máy xay, trộn, hấp, nướng, sấy và máy cắt bánh để chính thức sản xuất Cơm cháy cá bống sông Trà bán ra thị trường.

Biến cá bống sông Trà thành đặc sản quê hương - Anh 2

 Xã Hành Thuận đồng hành cùng cơ sở “Hương vị mới” của chị Uyên trong lập thủ tục đăng ký sản phẩm OCOP 3 sao

Theo chị Uyên, làm sản phẩm này thuận lợi là nguồn nguyên liệu đã có sẵn tại địa phương, nhưng các công đoạn chế biến sản phẩm đều phải làm bằng máy móc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức mẫu mã đẹp, có hương vị đặc trưng riêng. Với chị để làm Cơm cháy cá bống sông Trà cần hai loại nguyên liệu chính là gạo và cá bống. “Gạo phải chọn loại gạo vừa không dẻo không khô; cá bống phải chọn loại vừa con, đặt hàng ở siêu thị để có nguồn cá tươi ngon. Mỗi công đoạn làm sản phẩm cần sự tỷ mẩn, bắt đầu từ nấu cơm chín, trộn với cá bống tươi đã được tẩm ướp xay nhuyễn, đem ép thành bánh, rồi cho vào lò hấp chín, sau đó cho vào lò nướng vàng, chuyển sang lò sấy giòn, khô, vàng và cuối cùng công đoạn cho bánh vào máy cắt thành miếng cơm cháy vàng ươm, đẹp mắt”, chị Uyên chia sẻ.

Sau khi thành công với sản phẩm Cơm cháy cá bống sông Trà, năm 2022 chị Uyên tiếp tục sáng tạo thành công công thức sản phẩm Bánh phồng cá bống sông Trà. Hiện hai sản phẩm Cơm cháy cá bống sông Trà và Bánh phồng cá bống sông Trà của chị Uyên có nhiều vị, hợp với sở thích, khẩu vị của từng lứa tuổi, vùng miền.

Bình quân mỗi tháng cơ sở “Hương vị mới” của chị Uyên cung cấp cho thị trường từ 500 - 700 hộp Cơm cháy cá bống sông Trà và Bánh phồng cá bống sông Trà, loại 200gram - giá 60.000 đồng/hộp Cơm cháy cá bống sông Trà, 50.000đồng/hộp Bánh phồng cá bống sông Trà. Ngoài ra để đa dạng sản phẩm phục vụ cho khách hàng làm quà biếu tặng, chị đã thiết kế sản phẩm túi quà bắt mắt với bộ 3 sản phẩm Cơm cháy cá bống sông Trà, Bánh phồng cá bống sông Trà và hủ cá bống rim do chính tay chị rim.

Biến cá bống sông Trà thành đặc sản quê hương - Anh 3
 

Sản phẩm của chị Uyên được quảng bá, giới thiệu rộng rãi

M rng sn xut

Nhận thấy thị trường tiêu thụ đặc sản còn nhiều tiềm năng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày càng cao không chỉ về chất lượng sản phẩm, hương vị mà phải đẹp bắt mắt và đảm bảo các tiêu chuẩn cao hơn của các cơ quan quản lý nhà nước, chị Uyên còn mong muốn sản phẩm của cơ sở “đi xa” hơn. Hiện chị đang đầu tư xây dựng mở rộng xưởng sản xuất theo quy chuẩn với diện tích trên 50m2, đầy đủ các phòng sơ chế thực phẩm tươi sống, làm sản phẩm đóng gói, trưng bày sản phẩm và đầu tư nâng công suất các loại máy chiên, hấp, sấy, cắt, hút chân không.

Sản phẩm của cơ sở chị Uyên hiện được trưng bày, bán ở các hệ thống cửa hàng đặc sản, Naganic, tạp hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và TP.HCM. Sản phẩm cơ sở “Hương vị mới” đã được chứng nhận Haccp (chuỗi cung ứng thực phẩn an toàn) của Chi cục Nông lâm thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, UBND xã Hành Thuận chọn là sản phẩm đặc trưng trong xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

Biến cá bống sông Trà thành đặc sản quê hương - Anh 4

Xây dựng mở rộng xưởng sản xuất theo quy chuẩn

Ngoài tận dụng công lao động trong gia đình, cơ sở của chị Uyên đang giải quyết việc làm cho một lao động thường xuyên với mức lương 5 triệu đồng/ tháng và một lao động thời vụ với mức lương 180.000 đồng/ngày.

Ông Trần Ngọc Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành cho biết, trong phát triển kinh tế hộ gia đình và thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững ở địa phương, chị Uyên là một điển hình trong sáng tạo, khởi nghiệp. Chị đã quyết tâm, chịu khó, tự tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. “Hiện nay, xã Hành Thuận đang triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, địa phương đồng hành cùng cơ sở “Hương vị mới” của chị Uyên trong việc lập thủ tục đăng ký sản phẩm OCOP 3 sao cho bộ sản phẩm này. Đồng thời, tạo điều kiện cho chị tiếp tục tăng nguồn vốn vay mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường”, ông Vinh cho biết thêm. 

 NHƯ ĐỒNG

Ý kiến bạn đọc