Hội nghị tập huấn nghiệp vụ pháp chế và quán triệt văn bản quy phạm pháp luật ngành VHTTDL
VHO - Sáng 20.7, tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, do Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ pháp chế và quán triệt văn bản quy phạm pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023 (Khu vực phía Nam).
Quang cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị có đại diện các lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL); đại diện các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở vào Nam; đại diện lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, Thanh tra, Văn phòng và công chức làm công tác pháp chế thuộc SởVHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên Huế trở vào.
Tại đây các đại biểu đã được tập phổ biến huấn nghiệp vụ pháp chế và quán triệt văn bản quy phạm pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2023. Đặc biệt được tập huấ các nội dung cơ bản trong công tác hoàn thiện thể chế pháp chế và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch ban hành từ tháng 6.2022-6.2023; kinh nghiệm tổ chức truyền thông các dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngành VHTTDL.
Tại Hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận và đưa ra các ý kiến đóng góp, đề nghị điều chỉnh, sửa đổi một số Nghị định và văn bản quy phạm pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Đa số các đại biểu cho rằng: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa đã thể chế hóa Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật và từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa vẫn còn các tồn tại cần được điều chỉnh.
Ông Phạm Cao Thái, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL) tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Cao Thái, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL) thông tin, phổ biến đến các đại biểu: Lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch hiện nay đang có 8 Luật 47 Nghị định, 35 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và khoảng 250 Thông tư, Thông tư liên tịch điều chỉnh trực tiếp.
Nhìn chung, công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện chủ động, hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch đề ra, bám sát thực tiễn hoạt động của Ngành, bảo đảm chất lượng, góp phần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật của Ngành, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước. Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về công tác gia đình đã, tạo cơ chế để xây dựng, duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục, thể thao đã thể chế hoá đường lối của Đảng về phát triển thể dục, thể thao theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020. Đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, tạo điều kiện cho thể thao thành tích cao phát triển, lập nhiều thành tích chưa từng có trong thể thao nước nhà, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
Hệ thống pháp luật về du lịch đã cơ bản đầy đủ, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động du lịch; tạo cơ sở pháp lý nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch.
Hiện nay, tình hình xây dựng luật của ngành VHTTDL thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
2 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế chủ trì tại Hội nghị
Bộ VHTTDL được giao nghiên cứu, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới 6 luật. Đến nay, 3 luật đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu, rà soát, trong đó 1/3 luật đang xây dựng, 1/3 luật dự kiến sẽ sửa đổi, 1/3 luật chưa đưa vào chương trình, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, cụ thể như sau: Quốc hội đã ban hành 3 luật: Luật Điện ảnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, 1 luật đang xây dựng: Luật Di sản văn hóa sửa đổi (theo Chương trình xây dựng Luật năm 2024: kỳ họp thứ 7 cho ý kiến, kỳ họp thứ 8 thông qua). Hiện Bộ đang khẩn trương xây dựng dự thảo 1, dự kiến cuối năm 2023 gửi Bộ Tư pháp thẩm định và báo cáo Chính phủ xem xét. 1 luật đang nghiên cứu: Hiện Bộ đang xây dựng lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, dự kiến trình Chính phủ 9/2023. Sau khi Chính phủ thông qua lập đề nghị sẽ trình Quốc hội (dự kiến trình Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025). 1 luật chưa đưa vào chương trình, đề nghị tiếp tục nghiên cứu : Luật Nghệ thuật biểu diễn: Do lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn có nhiều nội dung phức tạp, hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong giai đoạn tới có nhiều thay đổi, do vậy Chính phủ chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, rà soát trình vào thời điểm thích hợp, do đó đề nghị chưa đưa vào chương trình của Quốc hội.
XUÂN HƯỚNG