Không chủ quan với các dấu hiệu mắc cúm

MAI TRANG

VHO - Suốt mấy ngày qua, bà P.T.H (51 tuổi, Hà Nội) ho nhiều, đau rát họng kèm người gai rét, sốt cao. Đặc biệt, bà còn xuất hiện tình trạng đau rát vùng sau xương ức và khó thở. Nghĩ là cảm cúm thông thường nên bà tự ra hiệu thuốc mua thuốc cảm cúm về uống.

 Không chủ quan với các dấu hiệu mắc cúm - ảnh 1
Hình ảnh phổi tổn thương vì bệnh nhân mắc cúm A

Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm, bà H vẫn sốt cao kèm mệt nhiều, ăn kém nên quyết định nhập viện. Bác sĩ đã chỉ định bà P.T.H thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán. Trong đó, xét nghiệm cúm A cho kết quả dương tính.

Đáng chú ý, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao cho thấy hình ảnh dày thành phế quản hai phổi kèm tổn thương kính mờ, nốt đặc, dày tổ chức kẽ thùy trên phổi trái. Chẩn đoán xác định, nữ bệnh nhân mắc cúm A kèm theo biến chứng viêm phổi và được điều trị và theo dõi tại Khoa Nội.

Các chuyên gia cho biết, cúm A (cúm mùa) là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các loại virus cúm A gây ra như: A/H5N1, A/H1N1, A/ H3N2, A/H7N9; đặc biệt, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường tồn tại trong gia cầm và có khả năng lây lan sang con người, từ đó dẫn đến dịch bệnh.

Theo đánh giá của TS.BS Ngô Chí Cương - Phó Giám đốc Chuyên môn, Trưởng khoa Nội (Bệnh viện Đa khoa Medlatec), tuy đa phần các trường hợp bị nhiễm cúm A thường diễn biến khánhẹ, tuy nhiên cũng sẽ cónhững tình huống đặc biệt nguy hiểm, thậm chílà gây ra tử vong.

“Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹvà không đi khám sớm. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thểgây ra các biến chứng làm tổn thương cơ thểở mức độ nghiêm trọng”, BS Ngô Chí Cương cho biết thêm.

Thời điểm hiện nay, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát mạnh. Nhưng nhiều người còn có thói quen “tự làm bác sĩ”, mua thuốc về điều trị đến khi bệnh diễn tiến nặng mới nhập viện thì đã mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị khó khăn.

Bác sĩ Cương nhấn mạnh, dù cúm mùa thường được xem là bệnh nhẹ, nhưng nếu xuất hiện hai dấu hiệu sau, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức: Suy hô hấp (thở nhanh, thở nông, khó thở, co kéo cơ hô hấp, tím tái); SpO2 giảm dưới 93% (chỉ số bão hòa oxy trong máu thấp có thểdẫn đến suy hô hấp cấp). Bên cạnh đó, những người có bệnh nền như hen phế quản, COPD, tiểu đường, tim mạch có nguy cơ biến chứng cao hơn và cần đặc biệt theo dõi sát sao.

Ngoài ra, chuyên gia đưa ra khuyến cáo về những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả người dân cần áp dụng như: Tiêm phòng vắc xin, tuân thủ các thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, cơ quan, trường học, hạn chế tiếp xúc với nguồn lây… Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý sửdụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.