Nghệ An:
Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết hàng loạt
VHO - Từ kết quả xét nghiệm của cơ quan chuyên môn, việc tôm chết hàng loạt bất thường một số đại phương ở Nghệ An không phải do dịch bệnh mà do các bất cập, yếu kém trong phương pháp nuôi cũng như hạ tầng nuôi tôm ở khu vực này.
Sau sự việc tôm chết hàng loạt ở huyện Quỳnh Lưu và TX.Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, phía Chi cục Thú y vùng III phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An đã lập đoàn kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh trên hai địa bàn này.
Ngày 5.5, UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết các cơ quan chức năng bước đầu xác định được nguyên nhân tôm chết hàng loạt trên địa bàn. Kết quả các mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm đều âm tính với các bệnh thường gặp trên tôm bao gồm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, phân trắng, đầu vàng… Riêng có 1 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm. Tuy nhiên, đây là bệnh thường gặp, chủ yếu khiến tôm chậm lớn, thời gian nuôi lâu, tăng chi phí đầu tư.
Từ kết quả xét nghiệm của cơ quan chuyên môn có thể thấy, việc tôm chết ở Quỳnh Lưu nhiều khả năng không phải do dịch bệnh mà do các bất cập, yếu kém trong phương pháp nuôi cũng như hạ tầng nuôi tôm ở khu vực này. Theo báo cáo thực trạng của các xã nuôi tôm, tỷ lệ tôm được nhập về từ các công ty, trại giống uy tín, có giấy tờ kiểm dịch đầy đủ chỉ chiếm khoảng 30 – 40%, số lượng tôm giống còn lại bà con mua trôi nổi trên thị trường. Do đó, việc thả tôm kém chất lượng, sức đề kháng yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tôm chết.
Ngoài ra, tại vùng tôm xảy ra dịch bệnh đều có tình trạng chung là thả tôm sớm hơn so với lịch thời vụ mà cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Theo đó, lịch thả tôm chính vụ năm 2024 từ ngày 1.4, tuy nhiên vào giữa tháng 3.2024 đã có nhiều hộ thả tôm giống trước. Điều này đã khiến quá trình tôm sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, vùng nuôi tôm truyền thống trên địa bàn huyện có lâu đời, hạ tầng nuôi không còn đảm bảo, nhiều đầm tôm bị hư hỏng. Bên cạnh đó, nguồn nước, môi trường nuôi tôm những năm qua không đảm bảo, khiến tôm dễ nhiễm dịch bệnh và chết rải rác những năm qua.
Trước đó, tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, bà con đã thả được khoảng 50% diện tích tôm vụ chính. Vụ này tôm vừa thả được từ 7 - 20 ngày nhưng tỷ lệ tôm chết lên đến 90%. Để thả 1 ha tôm, người dân phải đầu tư cả trăm triệu đồng từ mua con giống, vật tư xử lý ao đầm… và thức ăn. Ước tính từ đầu tháng 4.2024 đến nay người nuôi tôm trên địa bàn thiệt hại hàng tỷ đồng.
Từ kết quả xét nghiệm của cơ quan chuyên môn có thể thấy, việc tôm chết ở Quỳnh Lưu nhiều khả năng không phải do dịch bệnh mà do các bất cập, yếu kém trong phương pháp nuôi cũng như hạ tầng nuôi tôm ở khu vực này. Theo báo cáo thực trạng của các xã nuôi tôm, tỷ lệ tôm được nhập về từ các công ty, trại giống uy tín, có giấy tờ kiểm dịch đầy đủ chỉ chiếm khoảng 30 – 40%, số lượng tôm giống còn lại bà con mua trôi nổi trên thị trường. Do đó, việc thả tôm kém chất lượng, sức đề kháng yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tôm chết.
Ngoài ra, tại vùng tôm xảy ra dịch bệnh đều có tình trạng chung là thả tôm sớm hơn so với lịch thời vụ mà cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Theo đó, lịch thả tôm chính vụ năm 2024 từ ngày 1.4, tuy nhiên vào giữa tháng 3.2024 đã có nhiều hộ thả tôm giống trước. Điều này đã khiến quá trình tôm sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, vùng nuôi tôm truyền thống trên địa bàn huyện có lâu đời, hạ tầng nuôi không còn đảm bảo, nhiều đầm tôm bị hư hỏng. Bên cạnh đó, nguồn nước, môi trường nuôi tôm những năm qua không đảm bảo, khiến tôm dễ nhiễm dịch bệnh và chết rải rác những năm qua.
Trước đó, tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, bà con đã thả được khoảng 50% diện tích tôm vụ chính. Vụ này tôm vừa thả được từ 7 - 20 ngày nhưng tỷ lệ tôm chết lên đến 90%. Để thả 1 ha tôm, người dân phải đầu tư cả trăm triệu đồng từ mua con giống, vật tư xử lý ao đầm… và thức ăn. Ước tính từ đầu tháng 4.2024 đến nay người nuôi tôm trên địa bàn thiệt hại hàng tỉ đồng.