Cần lắm một chiến lược hồi hương cổ vật
VHO- “Chảy máu” cổ vật xảy ra ở hầu khắp quốc gia, phần nhiều bằng con đường phi pháp. Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh này và đây là vấn đề cần quan tâm khi sửa đổi Luật Di sản văn hóa.
Cổ vật mũ quan triều Nguyễn và chiếc xe kéo vua Thành Thái tặng mẹ được hồi hương sau các cuộc đấu giá tại nước ngooài
Đây là một trong những vấn đề được quan tâm tại hội thảo góp ý lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VHTTDL tổ chức vừa qua.
Chống “chảy máu” cổ vật
TS Phạm Quốc Quân chỉ ra, “chảy máu” cổ vật là một hiện tượng xảy ra ở hầu khắp các quốc gia, chủ yếu bằng con đường phi pháp, mà Việt Nam không nằm ngoài. Tuy nhiên, hơn 20 năm trở lại đây, những điều khoản trong luật về lĩnh vực này đã thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và sựra đời của các sưu tập, bảo tàng tư nhân, thừa nhận việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia dưới sựthống nhất quản lý của Nhà nước, thừa nhận quyền tặng cho và thừa kế di vật, cổ vật không thuộc sở hữu toàn dân... Đặc biệt với định hướng đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế Việt Nam đã đổi thay lớn tạo điều kiện cho sựra đời một tầng lớp thương nhân có trí thức, tâm huyết với di sản. Họ chính là nguồn lực để sưu tầm, lưu giữ, phát huy di vật, cổ vật. “Như vậy, luật và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã góp phần lớn cho di vật, cổ vật hạn chế “chảy máu”, thậm chí gần đây, hiện tượng “hồi hương” di sản đang trở thành một xu thế mạnh mẽ để trả di vật, cổ vật về đúng nơi chúng sinh ra…”, TS Phạm Quốc Quân khẳng định.
Ông Quân cũng nhấn mạnh, tính ưu việt của Luật Di sản văn hóa, của đường lối, chính sách đã góp phần vô cùng tích cực trong việc chống “chảy máu” cổ vật. Tuy nhiên, qua hơn 20 năm Luật Di sản văn hóa đi vào đời sống, thực tiễn đã cho thấy còn có sựbất cập trên các lĩnh vực. Việc hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành để chống “chảy máu” cổ vật là điều vô cùng cấp thiết.
Ông phân tích, đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, đặc biệt là của các sưu tập tư nhân và bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra vô cùng chậm chạp. Với bảo vật quốc gia trong sưu tập tư nhân, cho đến nay, chỉ mới có 2 hiện vật và nhóm hiện vật, với tổng số là 10 hiện vật được đăng ký. Đây cũng là con số cuối cùng cho tới nay bảo vật quốc gia thuộc tư nhân được công nhận. Cổ vật trong các sưu tập tư nhân được đăng ký vô cùng lẻ tẻ, ngẫu hứng. Điều này dẫn đến hậu quả là những cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp (hiện vật khảo cổ học, hiện vật trong các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng nếu bổ sung vào các sưu tập tư nhân, quản lý lỏng lẻo sẽ là nguyên nhân của việc đào bới trái phép, mất cắp cổ vật ở các cơ sở thờ tự, tạo điều kiện cho việc xuất lậu cổ vật...”
TS Phạm Quốc Quân kiến nghị, việc đăng ký cổ vật, di vật trong các bảo tàng và sưu tập tư nhân phải là bắt buộc, chứ không chỉ khuyến khích các chủ sở hữu đăng ký. Đăng ký di vật, cổ vật có nhiều lợi ích: Quản lý được sựbiến động trong các sưu tập; định hướng được đối tượng cổ vật cần sưu tầm, lưu gửi, phát huy; thừa nhận quyền sở hữu, khi những hiện vật có nguồn gốc phi pháp thuộc về lịch sử; đánh giá được tình trạng hiện vật đang được lưu giữ để có phương án bảo quản.
Chuyên gia này cũng phân tích: “Di vật, cổ vật thuộc các sở hữu, ngoài sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội, được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật”. Đây là một quy định tạo điều kiện cho việc “chảy máu” cổ vật và phần nào mâu thuẫn với một số quy định khác. Thực tế ở Việt Nam, kể từ khi có Luật Di sản văn hóa ra đời, việc thừa kế di vật, cổ vật trong nước cũng như nước ngoài chưa hề xảy ra, những quy định của luật pháp cần được chuẩn để tránh mọi tình huống sẽ xảy ra.
Cần chiến lược “hồi hương” cho cổ vật
Dù có những quy định chi tiết và cụ thể nhưng trên thực tế, tại một số cửa hàng đồ cổ thường xuyên xuất hiện các “con buôn” nước ngoài mua bán, trao đổi tiền cổ, gốm, sứ trong các quan tài cổ được khai quật trái phép tại vùng biển Việt Nam. Theo TS Phạm Quốc Quân, nguyên nhân đến từ những quy định và hướng dẫn còn chung chung, sựbuông lỏng quản lý của chính quyền địa phương khiến cho tình hình này không những không bị đẩy lùi mà còn gia tăng, nhất là thời gian trước đại dịch Covid. Vì vậy, sựhoàn thiện quy định pháp luật cần sớm được thực hiện. Bên cạnh đó, việc luật pháp cho phép bán đấu giá cổ vật, tưởng như sẽ mở ra một thị trường công khai, minh bạch ở Việt Nam, tạo điều kiện quản lý tốt hơn, thế nhưng cho đến nay thị trường này vẫn chưa xuất hiện ở nước ta theo hướng chuyên nghiệp hóa. Đó cũng là vấn đề cần đặt ra đối với quy định của pháp luật về di sản, để tạo điều kiện cho quản lý, cho các bảo tàng sưu tầm được những cổ vật từ đấu giá, Nhà nước thu được thuế và những cổ vật quý, những cổ vật đạt tiêu chí bảo vật quốc gia không bị đưa ra khỏi biên giới trái phép.
“Chảy máu cổ vật là một chiều, và để chống “chảy máu” cần một chiến lược “hồi hương”…”, TS Phạm Quốc Quân kiến nghị. Chiến lược này phải được cụ thể hóa bằng những quy định của luật pháp, bằng cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hàng chục năm trở lại đây, việc “hồi hương” cổ vật đã xuất hiện ngày một nhiều hơn, nhưng vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc, thiếu định hướng do tựphát. Ông Quân nhắc đến vụ việc gần đây, tập đoàn Sunshine mua đấu giá về hai cổ vật, tặng cho Trung tâm Di tích Cố đô Huế lưu giữ và phát huy. Đó là một tín hiệu tốt, đáng được đánh giá cao. Tuy nhiên, mọi thủ tục nhập cảnh còn phiền hà, lợi ích của doanh nghiệp được gì?... Cần phải được cụ thể hóa bằng quy định của luật pháp, của cơ chế chính sách nhà nước và địa phương cùng với sựcổ vũ, động viên của toàn xã hội.
Một vấn nạn cũng được nhắc đến là hiện tượng “chảy máu”, “thất thoát” cổ vật do trộm cắp, gần đây diễn ra khá phổ biến trên địa bàn Hà Nội. Rất nhiều vụ, hiện vật đã được công an thu hồi, trả về cho các di tích ở địa phương. Tuy nhiên, ở những vụ án như thế, tội phạm chưa hề bị truy tố trước pháp luật. Các chuyên gia nhấn mạnh, cơ quan điều tra luôn muốn khai thác giá trị kinh tế của cổ vật để áp dụng luật dân sựđể xử lý. Thế nhưng, xâm phạm tài sản văn hóa, xâm phạm tôn giáo, tín ngưỡng đối với những giá trị phi vật thể của những cổ vật này còn lớn hơn nhiều so với giá trị kinh tế.
“Tất cả những văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) có liên quan tới di sản văn hóa nói chung, cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia nói riêng cần được thống nhất trong một bộ Luật, với những điều luật bao quát, cụ thể và toàn diện để dễ áp dụng quản lý và thực hiện…”, TS Phạm Quốc Quân nêu.
Tại Hội thảo, trong các chính sách đề nghị tại Luật Di sản văn hóa sửa đổi được nêu, nhằm hoàn thiện các quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, sửa đổi quy định giao cho cơ quan có thẩm quyền về VHTTDL ở địa phương trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, quản lý di vật, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp và báo cáo Bộ VHTTDL. Đồng thời, bổ sung, làm rõ các quy định về quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quy định mua, bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bổ sung quy định thẩm quyền cho phép và các điều kiện đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng, di tích đi trưng bày, bảo quản hoặc nghiên cứu trong nước; bổ sung quy định về việc đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước; chính sách khuyến khích, khen thưởng việc cá nhân, tổ chức tham gia vào việc đưa di vật, cổ vật có giá trị của Việt Nam từ nước ngoài về nước.
Để tránh tình trạng “chảy máu” cổ vật và chống buôn bán trái phép di sản văn hóa theo Công ước 1970 của UNESCO, bãi bỏ quy định cho phép mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở nước ngoài đối với di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tịch thu được do tìm kiếm, mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép…
Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, đặc biệt là của các sưu tập tư nhân và bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra vô cùng chậm chạp… Cổ vật trong các sưu tập tư nhân được đăng ký vô cùng lẻ tẻ, ngẫu hứng. Điều này dẫn đến hậu quả là những cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp (hiện vật khảo cổ học, hiện vật trong các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng nếu bổ sung vào các sưu tập tư nhân, quản lý lỏng lẻo sẽ là nguyên nhân của việc đào bới trái phép, mất cắp cổ vật ở các cơ sở thờ tự, tạo điều kiện cho việc xuất lậu cổ vật... (TS PHẠM QUỐC QUÂN) |
BẢO NGÂN