Khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành VHTTDL trong chiến lược phát triển bền vững đất nước

HÀ AN, ảnh: TRẦN HUẤN

VHO - Sáng 17.7, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Hội nghị diễn ra trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 35 điểm cầu (điểm cầu Trung tâm tại trụ sở Bộ VHTTDL và 34 điểm cầu tại UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.

Đồng chủ trì có Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ VHTTDL Lê Hải Bình các Thứ trưởng: Trịnh Thị Thuỷ, Tạ Quang Đông, Hoàng Đạo Cương, Hồ An Phong, Phan Tâm.

Dự Hội nghị trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội có lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL.

Khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành VHTTDL trong chiến lược phát triển bền vững đất nước - ảnh 1
Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và các Thứ trưởng chủ trì Hội nghị

Văn hóa là nền tảng – Thông tin là mạch dẫn – Thể thao là sức mạnh – Du lịch là nhịp cầu kết nối 

Báo cáo tóm tắt công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình cho biết: Với tinh thần tăng tốc – bứt phá đầy quyết tâm và trách nhiệm, 6 tháng đầu năm 2025 Bộ và toàn ngành VHTTDL đã đạt được những kết quả toàn diện, với một bức tranh tươi sáng, phản ánh sức sống mạnh mẽ và sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Theo Thứ trưởng Thường trực, năm 2025 - năm cuối cùng trong chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - được xác định là thời điểm mang tính then chốt để toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cùng nỗ lực tăng tốc, bứt phá, về đích thắng lợi.

Trong bối cảnh ấy, ngành VHTTDL đã thể hiện vai trò tiên phong trong việc “chấn hưng văn hóa”, phát triển du lịch, lan tỏa thể thao và truyền thông tích cực, góp phần khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành trong chiến lược phát triển bền vững đất nước.

Kế thừa thành quả đạt được năm 2024, 6 tháng đầu năm 2025, toàn ngành VHTTDL đã và đang triển khai đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, với tinh thần trách nhiệm cao, sự lãnh đạo quyết liệt, sâu sát, linh hoạt của tập thể Lãnh đạo Bộ, cùng sự đoàn kết, đồng lòng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn Ngành.

Khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành VHTTDL trong chiến lược phát triển bền vững đất nước - ảnh 2
Quang cảnh Hội nghị

Dấu ấn đầu tiên trong năm 2025 đó là Bộ đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành Trung ương và địa phương tham mưu Đảng và Nhà nước tổ chức chuỗi các hoạt động quy mô cấp quốc gia chào kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.

Đặc biệt, một trong những sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc là việc tổ chức thành đại hội đảng các cấp, với điểm nhấn là Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 vào ngày 26/6/2025. Đại hội đã được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản, sáng tạo, đúng tiến độ và quy định của Trung ương và Đảng ủy Chính phủ.

Với phương châm hành động: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Tinh gọn - Chuyên nghiệp - Phát triển, Đại hội không chỉ là dịp tổng kết và nhìn lại chặng đường đã qua mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới, khát vọng vươn cao của toàn Ngành trong kỷ nguyên mới.

Với tuyên ngôn hành động Văn hóa là nền tảng – Thông tin là mạch dẫn – Thể thao là sức mạnh – Du lịch là nhịp cầu kết nối thể hiện tầm nhìn chiến lược, cụ thể hóa quan điểm của Đảng: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân điVăn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.

Tập thể lãnh đạo Bộ, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng luôn giữ vững nguyên tắc đoàn kết, thống nhất, gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, toàn diện các lĩnh vực công tác; nắm chắc tình hình và yêu cầu thực tiễn để đưa ra các giải pháp phù hợp, phản ứng chính sách hiệu quả; quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc kịp thời cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Bộ cũng tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề tồn đọng từ giai đoạn trước; tiếp tục nghiên cứu và tổng kết việc tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, gắn với đó là triển khai rà soát thực hiện phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; đẩy mạnh cải cách, cắt bỏ thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền; giải quyết tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho các dự án, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Với sự chỉ đạo, điều hành đúng hướng, quyết liệt, thực tiễn của tập thể lãnh đạo Bộ, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, 6 tháng đầu năm 2025, công tác văn hoá, thể thao và du lịch đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Với quyết tâm đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả tổ chức và thực thi chính sách, Bộ VHTTDL đã thể hiện vai trò chủ động trong lãnh đạo, điều hành. Ngay từ đầu năm, Bộ trưởng và các Thứ trưởng đã trực tiếp quán triệt tinh thần các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, ban hành hơn 6.000 văn bản chỉ đạo điều hành, bảo đảm xử lý kịp thời, hiệu quả các công việc cấp thiết, nhất là trong các lĩnh vực trọng điểm như xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy, đầu tư công và phân cấp quản lý.

Đặc biệt, việc tiếp tục rà soát và kiện toàn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW đã giúp tinh gọn tổ chức, rõ ràng chức năng, phân định trách nhiệm, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong toàn ngành.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục là điểm sáng với việc báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định, Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền 10 Thông tư.

Khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành VHTTDL trong chiến lược phát triển bền vững đất nước - ảnh 3
Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình báo cáo tóm tắt công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Bộ VHTTDL

Đồng thời, Bộ đã trình Chính phủ dự án Luật Báo chí (sửa đổi) và Lập đề nghị xây dựng dự án Luật Xuất bản (sửa đổi). 6 dự thảo Nghị định đang được hoàn thiện để trình Chính phủ đúng tiến độ. Đây là bước đi vững chắc nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo nền tảng để phát triển bền vững các lĩnh vực của Ngành thúc đẩy chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính.

Song song với việc hoàn thiện thể chế, Bộ đang khẩn trưởng hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn I, từ năm 2025 - 2030 thể hiện quyết tâm đặt văn hóa đúng vị trí trung tâm trong phát triển bền vững.

Nhiều đề án lớn, nhiệm vụ quan trọng quy mô cấp quốc gia cũng đang được tập trung chỉ đạo thực hiện như: Tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội, các hoạt động tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 02/9, Đề án: Quốc tế hóa văn hóa bản sắc dân tộc, dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong 3 năm 2023 - 2025.

Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đạt nhiều kết quả nổi bật: trình Chính phủ 3 Nghị định, xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt, công nhận 33 bảo vật quốc gia, cấp 24 giấy phép khai quật khảo cổ. Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Pháp, Quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới – minh chứng cho nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình khẳng định vị thế văn hóa Việt trên bản đồ di sản nhân loại.

Công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam tiếp tục lan tỏa sâu rộng với nhiều hoạt động ý nghĩa; phong trào văn hóa đọc tiếp tục lan tỏa đến đông đảo tầng lớp nhân dân, tổ chức thành công các hội thi, hội diễn quần chúng, các lớp tập huấn tại cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Công nghiệp văn hóa và giải trí bước vào giai đoạn khởi sắc với hàng loạt sản phẩm sáng tạo có sức lan tỏa lớn. Điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, thời trang, game, livestream nghệ thuật… đều cho thấy tiềm năng vươn xa, tạo nên một diện mạo mới – văn hóa số đậm bản sắc, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Văn hóa đối ngoại có nhiều điểm sáng, thể hiện rõ ở sự chuyển biến căn bản từ “gặp gỡ, giao lưu” sang “hợp tác đích thực”. Nhiều văn kiện hợp tác quốc tế đã được ký kết trong các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Các hoạt động như Tuần văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, Festival văn hóa ASEAN – Hàn Quốc, hội chợ sách quốc tế, giải thể thao hữu nghị… tiếp tục nâng tầm uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành VHTTDL trong chiến lược phát triển bền vững đất nước - ảnh 4
Quang cảnh Hội nghị

Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, gắn với cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Các giải đấu phong trào, thi đấu cấp cơ sở được tổ chức rộng khắp, thu hút đông đảo người dân tham gia. Thể thao thành tích cao cũng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, với các vận động viên trẻ giành thành tích cao trên đấu trường quốc tế.

Du lịch tiếp tục là lĩnh vực ghi nhận nhiều thành công vượt bậc. Trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đón hơn 10,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 518 nghìn tỷ đồng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Công tác báo chí và truyền thông được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Bộ đã hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Báo chí (sửa đổi), tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, nổi bật là Hội thảo Báo chí với các ngành công nghiệp văn hóa. Lĩnh vực truyền hình, thông tin điện tử được quản lý chặt chẽ; doanh thu truyền hình trả tiền ước đạt 4.880 tỷ đồng.

Công tác xuất bản cũng có nhiều đổi mới: Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 được tổ chức sôi nổi, Việt Nam tham gia Hội sách quốc tế Cuba, triển khai Giải thưởng Sách Quốc gia lần VIII. Công tác quản lý tiếp nhận hơn 5.700 hồ sơ, với hơn 4.200 hồ sơ xử lý qua nền tảng số, cho thấy nỗ lực chuyển đổi số rõ nét.

Cùng với đó, các hoạt động nghiệp vụ tổng hợp của Bộ VHTTDL được triển khai đồng bộ, bài bản, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Từ công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch - tài chính, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đều ghi nhận những kết quả cụ thể, có chiều sâu. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ đã phát huy tốt vai trò, đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện của ngành trong thời kỳ mới.

Khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành VHTTDL trong chiến lược phát triển bền vững đất nước - ảnh 5
Tại điểm cầu Hà Nội, Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL

 

Nỗ lực tăng tốc, bứt phá, về đích thắng lợi

Trong 6 tháng cuối năm, Bộ VHTTDL tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Tập trung chỉ đạo xây dựng các Đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2025; Xây dựng các dự án luật, nghị định, thông tư để ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo chương trình xây dựng pháp luật năm 2025.

Tập trung hướng dẫn, triển khai thực hiện việc phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực của Ngành khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06; tập trung rà soát các quy định pháp luật để tháo gỡ kịp thời các điểm nghẽn phục vụ hoạt động phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phù hợp với đặc thù lĩnh vực VHTTDL.

Xây dựng, ban hành chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch thông minh trong lĩnh vực du lịch; nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tập trung triển khai Chương trình, Đề án sau khi được phê duyệt: Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; Đề án Quốc tế hóa văn hóa bản sắc dân tộc, dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án về công nghiệp giải trí.

Khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành VHTTDL trong chiến lược phát triển bền vững đất nước - ảnh 6
Từ trụ sở Bộ VHTTDL, Hội nghị được kết nối với 34 điểm cầu là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tập trung chỉ đạo, tổ chức thành công Triển lãm thành tựu đất nước và tổ chức tốt các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, chương trình giải trí với nội dung tích cực, lan tỏa mạnh mẽ các giá trị truyền thống và tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển và đoàn kết dân tộc, chào mừng Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2.9 và các nhiệm vụ được giao tại Lễ Duyệt binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng thánh Tám (19.8.1945-19.8.2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945-2.9.2025).

Bộ cũng đặt ra những nhiệm vụ cụ thể trong 6 tháng cuối năm để toàn ngành tăng tốc, bứt phá, về đích thắng lợi, trong đó:

Về văn hóa, gia đình: Tiếp tục triển khai Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025; Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030.

Triển khai Kế hoạch thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Xây dựng Dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.

Tiếp tục triển khai tổ chức Đầu tư chiều sâu tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2030); Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIV;

Đợt phim kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19.8.1945 – 19.8.2025) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2.9.1945 – 2.9.2025); 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19.8.1945 – 19.8.2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19.8.2005 – 19.8.2025); Liên hoan Phim Nga tại Việt Nam.

Tổ chức các cuộc Liên hoan toàn quốc và quốc tế; Kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 – 27.7.2025); Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19.8.1945 – 19.8.2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 – 2.9.2025); Chương trình nghệ thuật phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Triển khai tổ chức: Cuộc thi và Triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc; Triển lãm tranh Sơn mài Việt Nam tại Italia; Festival Nhiếp ảnh Quốc tế Việt Nam lần thứ 3 tại Huế; Festival Nhiếp ảnh trẻ 2025; Thiết kế mẫu huy hiệu đại biểu và maket trang trí Đại hội XIV của Đảng; Thiết kế mẫu logo kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945-2.9.2025).

Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia; Tổ chức sự kiện Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2025; Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II năm 2025.

Hoàn thiện Đề án về công nghiệp giải trí Việt Nam; Kế hoạch, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của ngành VHTTDL trong chiến lược phát triển bền vững đất nước - ảnh 7
Quang cảnh Hội nghị

Lĩnh vực Thể dục thể thao: Hoàn thiện Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic, ASIAD giai đoạn 2026-2046; Đề án phát triển Điền kinh Việt Nam giai đoạn 2030-2045, Đề án phát triển Bóng đá Việt Nam giai đoạn 2030 - 2045.

Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Hướng dẫn các địa phương tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026. 

Chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự SEA Games 33 tại Thái Lan; Đại hội Thể thao trẻ châu Á tại Bahrain và các sự kiện thể thao quốc tế năm 2025; Triển khai công tác tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (AMMS8) năm 2025.

Về du lịch: Tiếp tục triển khai Kế hoạch của Bộ thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23.2.2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững; Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10.4.2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số.

Tổ chức Diễn đàn thường niên du lịch xanh quốc gia; Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam - Đài Loan lần thứ 12; Phiên họp Nhóm công tác du lịch Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS TWG) lần thứ 56 và các hội nghị liên quan tại Việt Nam; Gặp gỡ ba Bộ trưởng du lịch CLV trong khuôn khổ Hội chợ ITE HCMC 2025 vào ngày 4.9.2025.

Tổ chức chương trình giới thiệu Việt Nam tại Liên bang Nga; Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam, kết nối doanh nghiệp tại thị trường Bắc Mỹ, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc; Diễn đàn Du lịch tại Hội chợ Du lịch ITE HCMC 2025.

Xây dựng kế hoạch đăng cai các Hội nghị quốc tế về du lịch trong năm 2026 tại Việt Nam.

Tiếp tục phối hợp với Thành phố Huế tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2025; Xây dựng Chương trình Quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới giai đoạn 2026 - 2030.

Lĩnh vực Báo chí và truyền thông: Tiếp tục thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Triển khai dự án Hệ thống lưu chiểu và phân tích dữ liệu báo chí, truyền thông quốc gia.

Hoàn thiện Đề án phát triển 01 cổng/trang thông tin điện tử đối ngoại quốc gia trở thành nền tảng quảng bá hình ảnh quốc gia; Đề án tổng thể Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài thông qua báo chí, xuất bản và mạng xã hội và Chiến lược chuyển đổi số báo chí trong năm 2025.

Thúc đẩy thông tin đối ngoại trên báo chí: cung cấp thông tin tích cực về tình hình Việt Nam trên báo chí nước ngoài định kỳ hằng tháng cho các cơ quan báo chí đối ngoại; đánh giá thông tin đối ngoại trên báo chí.

Tiếp tục định hướng các Đài PTTH tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2.9; Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tuyên truyền công tác xóa nhà tạm, dột nát…; giám sát nội dung phát sóng trên phát thanh, truyền hình, phối hợp xử lý vi phạm trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

Xây dựng Đề án tuyên truyền vận động người dân tộc thiểu số. Tổ chức Ngày hội các nhà sáng tạo nội dung Việt Nam – Vietnam iContent 2025 nhằm tập hợp, kết nối các KOLs, các nhà sáng tạo nội dung trên mạng, thúc đẩy tuyên truyền quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam; Hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trên môi trường số.

Về lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành: Tổ chức thực hiện Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VIII, năm 2025; Triển lãm Sách Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945-2.9.2025); Hội nghị tổng kết công tác xuất nhập khẩu sách năm 2025.

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững - Tiểu dự án giảm nghèo về Thông tin; Xây dựng Chiến lược phát triển ngành xuất bản, in và phát hành.