Bộ VHTTDL: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

VHO - Sáng nay 25.11 tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2022-2026.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm, tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân. Đối với ngành văn hoá, thể thao và du lịch, việc PBGDPL đã góp phần nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đóng góp tích cực vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Bộ VHTTDL: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - Anh 1

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế phát biểu khai mạc Hội thảo

Việc xây dựng Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành văn hoá, thể thao và du lịch giai đoạn 2022-2026  hướng tới truyền thông chính sách pháp luật, tạo bước phát triển mới, mang tính đột phá trong công tác PBGDPL ngành VHTTDL, bảo đảm đáp ứng tốt nhất nhu cầu PBGDPL của người dân, phù hợp với xu thế và yêu cầu của thực tiễn; góp pần tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã thống nhất về căn bản với nội dung của Đề án và có những góp ý thiết thực cho nội dung của Đề án. Các chuyên gia cho rằng, muốn pháp luật đi vào cuộc sống thì phải xuất phát từ đối tượng thụ hưởng, pháp luật muốn đi vào cuộc sống, phục vụ cuộc sống thì ngay từ khi xây dựng các quy định pháp luật, phải có ý kiến của người dân, các đối tượng thụ hưởng. Việc PBGDPL cũng không chỉ thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến mà cần truyền thông chính sách, để đối tượng áp dụng.

Bộ VHTTDL: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - Anh 2

TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá dân gian ứng dụng góp ý xây dựng Đề án tại Hội thảo

Việc đổi mới công tác PBGDPL ngành VHTTDL phải đổi mới trên các phương diện nội dung, hình thức, cách thức, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy đặc thù, lợi thế của ngành.

Trước hết, đổi mới phải dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; phải đặt trong tổng thể phương hướng và nhiệm vụ phát triển ngành VHTTDL. Phải đổi mới từ sớm, từ xa, đồng thời gắn với hoàn thiện, tổ chức thi hành pháp luật; phải có trọng tâm, trọng điểm; phải bảo đảm tính liên thông, kết nối đồng bộ,…

Bộ VHTTDL: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - Anh 3

Ông Đỗ Duy Anh, nguyên Cục phó Cục Điện ảnh góp ý xây dựng Đề án tại Hội thảo

Các chuyên gia cũng cho rằng, công tác tuyên truyền PBGDPL của ngành VHTTDL cần phát huy lợi thế của ngành, có các hình thức tuyên truyền sinh động như qua các hội thi, hội diễn, qua phim, ảnh, các chương trình văn hoá, nghệ thuật. Và cần áp dụng các phương tiện truyền thông hiện đại để thông tin có sức lan toả sâu, rộng, đến các đối tượng thụ hưởng một cách trực tiếp, tự nhiên, tạo hiệu quả tức thì và bền lâu.

HOÀNG HUƠNG

Ý kiến bạn đọc