Khơi dậy mạch nguồn văn hóa dân tộc

Khơi dậy mạch nguồn văn hóa dân tộc

VHO - Triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thời gian qua huyện Hiệp Đức đã tập trung triển khai nhiều hoạt động nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy một số loại hình văn hóa truyền thống, nhất là tại 3 xã vùng cao Phước Gia, Phước Trà, Sông Trà.
 Người Hrê gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Người Hrê gìn giữ nghề đan lát truyền thống

VHO - Nghề đan lát mây tre của người Hrê đã có từ lâu đời và là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào tại huyện miền núi Minh Long (Quảng Ngãi). Gắn việc giữ nghề với phát triển du lịch cộng đồng được xác định là hướng đi để vừa bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, vừa cải thiện thu nhập cho người dân…
Người có uy tín bảo tồn văn hóa Ba Na Kriêm

Người có uy tín bảo tồn văn hóa Ba Na Kriêm

VHO - Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na Kriêm. Tại vùng cao, miền núi tỉnh Bình Định họ là những người được cộng đồng tôn trọng và có kiến thức sâu rộng về lịch sử, phong tục tập quá, và các nghi lễ truyền thống.
Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang

VHO - Dân tộc Pà Thẻn thường sinh sống ở các khu vực miền núi, đặc biệt tại tỉnh Hà Giang, vùng đất đẹp hoang sơ và mang nhiều đặc trưng văn hóa các dân tộc, là tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, thu hút du khách.
Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Dao trong cuộc sống đương đại

Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Dao trong cuộc sống đương đại

VHO - Ngày 16.10, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tổ chức bế mạc chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy hát Páo Dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
 Bảo tồn lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày ở Lâm Bình

Bảo tồn lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày ở Lâm Bình

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3054 /QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch bảo tồn văn hóa phi vật thể tiêu biểu tại làng, bản văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
 Nhân lên giá trị nghề dệt của người Mạ

Nhân lên giá trị nghề dệt của người Mạ

VHO - Người Mạ ở Lâm Đồng sống tập trung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Cũng như một số tộc người khác ở Tây Nguyên, người Mạ có các nghề thủ công truyền thống từ lâu đời để phục vụ cho cuộc sống, đặc biệt trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Chỉ với một bộ khung dệt tự chế đơn sơ, gọn nhẹ, người Mạ đã tạo nên nhiều sản phẩm thổ cẩm với những đường nét, họa tiết hoa văn rất sinh động.
 Điệu múa, tiếng khèn vang mãi

Điệu múa, tiếng khèn vang mãi

VHO - Điệu múa, tiếng khèn, tiếng hát “cự xia” vang lên từ trường học, nhà văn hóa thôn bản và trong mỗi nếp nhà... lúc vui tươi rạo rực, lúc dìu dặt, bổng trầm đầy mê hoặc và lôi cuốn lòng người. Những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Mông huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đang được đồng bào nơi đây gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Nghề dệt vải lanh, nhuộm chàm của người Mông Sa Pa

Nghề dệt vải lanh, nhuộm chàm của người Mông Sa Pa

VHO - Để làm nên bộ trang phục truyền thống với những hoa văn độc đáo, nổi bật trên màu vải chàm, đồng bào dân tộc Mông ở Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã tự trồng lanh, se sợi, dệt vải, nhuộm chàm và thêu hoa văn tinh xảo, làm nên bản sắc riêng có, đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Độc đáo lễ hội “Kin lẩu khẩu mẩu” của người Thái trắng ở Mường So

Độc đáo lễ hội “Kin lẩu khẩu mẩu” của người Thái trắng ở Mường So

VHO - Lễ hội “Kin lẩu khẩu mẩu” là một nghi lễ quan trọng gắn bó mật thiết trong đời sống nông nghiệp của người Thái trắng ở Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là dịp người Thái trắng bày tỏ lòng biết ơn trời đất, thần linh đã ban cho bản làng mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, sung túc.
Ra mắt CLB hát Then, đàn Tính, hát dân ca ở Quảng Hòa

Cao Bằng: Ra mắt CLB hát Then, đàn Tính, hát dân ca ở Quảng Hòa

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng vừa tổ chức ra mắt CLB hát Then, đàn Tính, hát dân ca xóm Hồng Định II, xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hòa nhằm triển khai có hiệu quả các nội dung Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn Cao Bằng.
Độc đáo nghệ thuật tạo hình cây nêu và bộ gu của dân tộc Cor

Độc đáo nghệ thuật tạo hình cây nêu và bộ gu của dân tộc Cor

VHO - Nghệ thuật tạo hình cây nêu và bộ gu của dân tộc Cor ở Quảng Ngãi khá độc đáo, khác lạ so với các dân tộc khác, thể hiện sự tinh túy trong nghệ thuật tạo hình dân gian ở khu vực Trường Sơn và vùng Tây Nguyên rộng lớn. Mới đây, Bộ VHTTDL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Mường Đeng của người Thái ở miền Tây xứ Thanh: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

VHO - Lễ hội Mường Đeng, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh (Thanh Hoá) được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp, quảng bá, giới thiệu nét văn hóa đậm bản sắc riêng có của người Thái tới du khách, tạo điểm nhấn để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư và phát triển du lịch nơi đây, khơi dậy khát vọng làm giàu từ nghề du lịch của đồng bào các dân tộc, góp phần triển khai hiệu quả Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Bảo tồn và phát huy nghề dệt Dèng ở A Lưới, thu hút khách du lịch, góp phần giảm nghèo

Bảo tồn và phát huy nghề dệt Dèng ở A Lưới, thu hút khách du lịch, góp phần giảm nghèo

VHO - Huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đó, nghề truyền thống dệt Dèng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được phát huy hiệu quả, góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các chị em ở vùng cao.