Trường Sa không xa (Bài 4): Xóm nhỏ, trò nhỏ trên Trường Sa lớn

VHO- Điều gây ấn tượng mạnh mẽ đối với chúng tôi khi đặt chân lên các đảo của quần đảo Trường Sa đó là làng xóm, trường học, phụ nữ, trẻ em, … làm cho Trường Sa như rất gần.

Trường Sa không xa (Bài 4): Xóm nhỏ, trò nhỏ trên Trường Sa lớn - Anh 1

Trường Sa không xa (Bài 4): Xóm nhỏ, trò nhỏ trên Trường Sa lớn - Anh 2

Trường Sa không xa (Bài 4): Xóm nhỏ, trò nhỏ trên Trường Sa lớn - Anh 3

[EasyDNNGallery|45311|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Số hộ dân sinh sống trên quần đảo Trường Sa không đông đúc, nhưng bóng dáng làng xóm quê nhà được hiện hữu trong lòng người lính giữ đảo. Nhất là dịp Tết Nguyên đán, nhà nhà trang hoàng cờ hoa làm tươi mới mọi ngõ xóm. Trong nhà dường như ai cũng có cách trang trí riêng cho ngôi nhà của mình; thịt, rau, bánh mức, ngũ quả đủ đầy để cúng gia tiên, đón một năm mới bình an, tài lộc và nhiều hy vọng tốt lành. 

[EasyDNNGallery|45312|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|45313|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|45314|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|45315|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Khi Tết đã hết, giống như đất liền người lớn bắt tay vào công việc, nếp sống thường ngày; trường học lại mở cửa đón các em học sinh. Gia đình anh Đặng Trung Hiền, cũng như các gia đình khác trên thị trấn Trường Sa đều được Nhà nước đầu tư một ngôi nhà khang trang và kiên cố không lo sóng to gió lớn. Không gian trên đảo có hạn, nhưng gia đình anh Hiền với 3 nhân khẩu, được bố trí gian nhà gần 100m2, có đầy đủ công năng ăn ở, sinh hoạt và các công trình phụ. 

Anh Hiền tâm sự: “Lúc mới ra đảo, dù đã chuẩn bị trước tâm lý nhưng vẫn thấy thiếu thiếu những âm thanh, hình ảnh quen thuộc như ở quê trong đất liền. Bỗng nhớ tiếng gà trống gáy vào buổi sáng, tiếng lục cục gà mẹ gọi đàn con vào tổ lúc chiều tà, nhớ những luống rau, buội chuối, dàn bàu sau hè, từ đó mình quyết định gầy đàn gà, tranh thủ các khoảnh đất hiếm hoi trên đảo để che chắn trồng rau, canh con nước để thả lưới cải thiện bữa ăn gia đình, … nhờ vậy mà cũng quen dần nếp sống hiện nay”. 

[EasyDNNGallery|45316|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|45317|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|45318|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Tăng gia sản xuất trên không gian chật hẹp của đảo, như nuôi gà (cho đẻ trứng ăn hoặc ấp nở con), nuôi chó, che chắn gió biển trồng rau trên sỏi cát và tưới rau bằng nước lợ… đã làm cho đời sống, sinh hoạt của các hộ dân, các đơn vị bộ đội trên các điểm đảo thêm phong phú và hữu ích. Các hộ dân mỗi khi đám giỗ, mừng con thôi nôi, tổ chức sinh nhật đều có mặt đầy đủ để chung vui. Các hộ ứng xử với nhau rất đoàn kết với tinh thần “tối lửa tắt đèn có nhau”, miếng ăn, thức uống sẻ chia; tình quân dân trên đảo rất gắn bó.

Cuộc sống của các hộ dân ngoài sự quan tâm sâu sắc của chính quyền, của chỉ huy đảo nên không lo nhiều về cái ăn, cái mặc, việc làm và học hành của con cái. Các công dân ở đây được tham gia công tác xã hội, đoàn thể và chính quyền, cùng với bộ đội gìn giữ và dựng xây đảo ngày một bề thế, khang trang và hiện đại hơn. 

[EasyDNNGallery|45319|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Gia đình anh Lâm Ngọc Vinh và chị Dung (người mà chúng tôi có dịp đi cùng trên hải trình từ đất liền đến Trường Sa) rất vững tâm khi đón 2 cái Tết ở đảo. Được gần chồng có lẽ là niềm vui lớn nhất sau 6 tháng chị Dung vào đất liền để sinh con, mang theo đứa con trai 8 tuổi cùng đi. Sự đoàn tụ của gia đình càng thêm ý nghĩa khi cả nhà đón tết trên đảo với chính ngôi nhà của mình. Anh Vinh không giấu được niềm vui: “Hôm nay là ngày em vui nhất khi tự tay nấu bữa ăn cho gia đình, sau 6 tháng trời vợ con vào đất liền. Em được tận tay bồng bế đứa con gái vừa tròn 4 tháng tuổi mà khi bà xã “vượt cạn” em đã không được ở bên cạnh cho đến giờ”. 

Chúng tôi may mắn được dự đêm văn nghệ do Đoàn TNCS HCM của BCHQS Trường Sa tổ chức. Đêm văn nghệ này có tất cả các thành phần ở trên đảo tham gia. Trong đó, có tiết mục đặc biệt do các em học sinh Trường Mầm non và Tiểu học Trường Sa biểu diễn; các em hát múa say sưa, nhiệt huyết về biển đảo quê hương. Phía bên dưới, gần như các cán bộ, chiến sĩ, công dân trên đảo đều có mặt để thưởng thức, cổ vũ. 

Các cư dân trên đảo Trường Sa được Nhà nước hỗ trợ, cả nước yêu thương bảo bọc, nên điều kiện sinh sống đảm bảo như bao gia đình khác trên đất liền; các em nhỏ có không gian học tập, vui chơi, được cha mẹ có thời gian, điều kiện để kèm cặp học hành. Và “Lớp học 5 trong 1” trên đảo Trường Sa lớn và đảo Sinh Tồn được hình thành. Thật ngẫu nhiên, trong thời điểm hiện tại các lớp học trên quần đảo Trường Sa đều do 3 thầy giáo đảm trách.

[EasyDNNGallery|45320|Width|600|Height|400|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Thầy Bành Hữu Tình (SN 1983, quê xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) có thâm niên trong nghề giáo. Tốt nghiệp CĐSP Huế, thầy Tình đã từng xung phong dạy học 3 năm tại huyện miền núi Khánh Vĩnh, 10 năm đứng lớp ở huyện Cam Lâm quê nhà. Còn độc thân, ít vướng bận việc gia đình nên cách đây 2 năm thầy Tình đã mạnh dạn làm đơn tình nguyện công tác Trường Sa theo diện dân chính. Đây là lần thứ hai liên tiếp thầy Tình ăn Tết trên đảo.

Trường Tiểu học Trường Sa khởi động cho công cuộc gieo chữ và nhận chữ; một trường học, lớp học vô cùng đặc biệt được hình thành không lâu nhưng đã đi vào nề nếp và khá ổn định. Thầy Tình tâm sự: “Nói lớp học “5 trong 1”, bởi giáo viên phải dạy ghép từ các lớp mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn và các lớp 1, 2, 3 trong cùng một khung giờ, cùng một phòng học. Vừa là giáo viên, vừa là bảo mẫu của trò nên cũng khá vất vả, bù lại các em rất ngoan và chăm chỉ học tập nên mình thấy yên lòng”. 

Dù mỗi lớp học chỉ một hai em nhưng giáo viên vẫn soạn giáo án đầy đủ cho từng lớp trước khi lên lớp. Chất lượng dạy và học ở đảo được yêu cầu không khác đất liền, nên các giáo viên ở đảo gần như không có nhiều thời gian ngơi nghỉ. Ấy là chưa nói những bất tiện khi các thầy phải làm bảo mẫu cho các cháu với những nhu cầu, sinh hoạt của lứa tuổi nhi đồng. Đối với những em tiếp thu chậm, thầy giáo liên hệ với phụ huynh để sắp xếp phụ đạo thêm, với thù lao 0 đồng. Thầy Tình bày tỏ niềm vui: “Thấy các em mẫu giáo, lớp một đánh vần, đọc được các pa-nô, bảng hiệu trên đảo, một chút ấy thôi cũng thấy lòng tràn trề hạnh phúc!”.

Cũng cùng chung ước mơ, cống hiến như thầy Bành Hữu Tình, hai thầy giáo trẻ thế hệ 9X Nguyễn Công Qua và Phạm Xuân Dịu, quê ở Khánh Hòa đều tình nguyện viết đơn xin ra công tác tại đảo Sinh Tồn. Công việc cũng khá vất vả đối với các giáo viên trong quá trình đưa các em đến lớp, gắn bó với trường lớp tại đảo Song Tử Tây. Họ đều là những chiến sĩ Trường Sa, tiên phong trong sự nghiệp “gieo chữ” trên biển đảo quê hương.

NGỌC DIÊN

Ý kiến bạn đọc