Cấp thiết xây dựng hành lang pháp lý cho di sản tư liệu (Bài cuối): “Đánh thức” kho tàng ngàn năm

VHO - Trao đổi với Văn Hóa, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) Lê Thị Thu Hiền nhấn mạnh, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã bổ sung một chương về bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu. Đây là nội dung quan trọng, đáp ứng yêu cầu cấp bách từ thực tiễn, tháo gỡ bất cập do “khoảng trống” pháp lý lâu nay.

Cấp thiết xây dựng hành lang pháp lý cho di sản tư liệu (Bài cuối): “Đánh thức” kho tàng ngàn năm - Anh 1

 Một góc không gian triển lãm di sản tư liệu Tết xưa do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức Ảnh: VY VY

 P.V: “Đánh thức” di sản tư liệu là vấn đề đang được đặt ra cấp thiết. Với hành lang pháp lý tại dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), kho tàng di sản tư liệu sẽ có nhiều hơn cơ hội được bảo vệ, phát huy?

- Cục trưởng Lê Thị Thu Hiền: Cùng sự lớn mạnh của Chương trình Ký ức thế giới, danh mục di sản tư liệu của thế giới cũng như các khu vực đều tăng lên, phong phú cả về loại hình vật mang tin và nội dung thông tin. Với bề dày lịch sử - văn hóa, chúng ta có một kho tàng di sản tư liệu đồ sộ, quý giá rất cần bảo vệ và phát huy.

Trong khuôn khổ cơ chế UNESCO nói chung và Chương trình Ký ức thế giới nói riêng, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, uy tín và hoàn thành tốt, chất lưọng các nghi~a vụ thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến quan trọng, như Văn Hóa đã đề cập trong loạt bài này, đối với di sản tư liệu, nếu chỉ khẳng định, tôn vinh giá trị là chưa đủ. Với đặc thù về chất liệu, sự mong manh và dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố thì kho di sản tư liệu phong phú, đa dạng, đang tồn tại ở rất nhiều nơi cần sớm được bảo vệ, phát huy giá trị thông qua một hành lang pháp lý chặt chẽ. Trên thực tế, quy định pháp lý với di sản tư liệu đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Nhận thức về tầm quan trọng của việc nhận diện, xác định giá trị di sản tư liệu chưa đưọc quan tâm đúng mức, dẫn đến công tác bảo vệ chưa bài bản, thống nhất. Cùng với đó, kinh phí dành cho bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu, đặc biệt là di sản tư liệu khu vực và thế giới vẫn hạn chế so với tiềm năng và nhu cầu thực tế của di sản. Hoạt động đào tạo, tuyên truyền, giáo dục thông qua di sản tư liệu còn rời rạc, manh mún...

Có thể thấy, thiếu vắng quy định pháp luật khiến cho hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu đang gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết chỉ dừng ỏmức độ lập hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh, trong khi các hoạt động sưu tầm, kiểm kê, nhận diện, bảo quản, phát huy giá trị... lại chưa có cơ chế, hành lang pháp lý để triển khai đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc. Do vậy, với việc lần đầu tiên chính sách quản lý nhà nước về di sản tư liệu đưọc xây dựng và đưa vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chúng ta thấy có nhiều kỳ vọng, tạo động lực tích cực nhằm “đánh thức”, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, không để kho tàng này “ngủ yên” hoặc bị mai một, hủy hoại theo thời gian.

 Lần đầu tiên được đưa vào Luật, việc xây dựng những quy định, chính sách quản lý nhà nước về di sản tư liệu sẽ tạo nên sự thống nhất trong quản lý di sản văn hóa như thế nào?

- Chính sách quản lý nhà nước về di sản tư liệu đưọc xây dựng là nội dung mới, lần đầu tiên được đưa vào Luật. Việc xây dựng chính sách sẽ bảo đảm Nhà nước quản lý thống nhất về hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu của Việt Nam. Thứ nữa, chủ sỏhữu, quản lý di sản tư liệu khá đa dạng về loại hình hoạt động, khiến cho việc thống kê, nhận diện, phân loại di sản tư liệu trong nước không hề dễ dàng. Vì vậy, cần nghiên cứu và xây dựng mới các chính sách, quy định, quy trình, thủ tục về hoạt động kiểm kê, nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu.

Nguy cơ mất mát, thất lạc di sản tư liệu giá trị cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết rằng loại hình di sản này cần đưọc kiểm kê, xử lý khoa học, số hóa, chuyển đổi số, bảo vệ và phát huy giá trị. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định cụ thể về di sản tư liệu trong Luật Di sản văn hóa hoặc trong pháp luật có liên quan; trong khi chúng ta dù sở hữu kho tàng vô giá nhưng vẫn đối diện nhiều thách thức do khoảng trống pháp lý. Thời gian tới, di sản tư liệu của Việt Nam sẽ tiếp tục đưọc UNESCO xem xét, ghi danh cấp khu vực, thế giới và ngày càng có xu hướng gia tăng. Việc xây dựng, ban hành quy định pháp lý về bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu ỏViệt Nam hiện nay.

Dành riêng một chương cho các quy định về bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu. Xin bà cho biết di sản tư liệu được điều chỉnh, quản lý trong dự luật như thế nào?

- Chương IV dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) có 11 điều quy định về Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu. Chương này gồm các nội dung quy định về phân loại di sản tư liệu; kiểm kê, ghi danh di sản tư liệu va`o Danh mục quô´c gia và UNESCO; trình tự, thủ tục, thẩm quyền ghi danh và hủy bỏ ghi danh di sản tư liệu ra khỏi danh mục quốc gia và danh mục di sản tư liệu của UNESCO; hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu sau khi được ghi danh: bảo quản, nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, phục chế, phát huy giá trị và làm bản sao; đưa di sản tư liệu sau khi ghi danh đi trưng bày, nghiên cứu hoặc bảo quản ở trong nước, nước ngoài và từ nước ngoài về nước...

Bổ sung quy định mới về di sản tư liệu vào dự luật là giải pháp bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng phát triển của li~nh vực di sản tư liệu khu vực và thế giới. Việc xây dựng các quy định, chính sách khả thi sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường về phân cấp, phát huy nguồn lực xã hội và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ hội nhập, phát triển.

 Đến nay, còn có những nội dung nào cần giải quyết để khoảng trống pháp lý cho di sản tư liệu thực sự được khỏa lấp, thưa bà?

- Với tính cấp thiết như đã phân tích, hành lang pháp lý cho di sản tư liệu đang được các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và cộng đồng mong chờ sớm được ban hành. Hiện nay, vấn đề còn lại đang phải giải quyết là còn có sự giao thoa, chồng lấn giữa Luật Di sản văn hóa hiện hành và dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) quy định đối tượng tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt, trong đó tiêu chí xác định tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt đang chồng lấn với tiêu chí của bảo vật quốc gia quy định tại điều 41a Luật Di sản văn hóa hiện hành và dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đồng thời, tiêu chí xác định tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt đang chồng lấn với tiêu chí xác định di sản tư liệu trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Để đảm bảo tính thống nhất và tránh giao thoa, chồng lấn giữa hai luật, với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu, Chính phủ đã giao Bộ VHTTDL và Bộ Nội vụ thống nhất tiêu chí để đảm bảo sự phân định rõ ràng; đồng thời, Chính phủ giao Bộ Nội vụ làm việc với các cơ quan chuyên môn của Quốc hội để chỉnh lý nội dung dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), bảo đảm phù hợp. Hiện hai Bộ đang khẩn trương, phối hợp để chỉnh lý dự thảo luật theo đúng tinh thần trên.

 Xin cảm ơn bà! 

PHƯƠNG ANH (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc