Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Lo ngại trước việc cháy rừng Amazon lên mức kỷ lục

Thứ Hai 26/08/2019 | 10:15 GMT+7

VHO- Số vụ cháy tại rừng nhiệt đới Amazon đã đạt đến con số kỷ lục trong năm nay với mức tăng 83% so với cùng kỳ năm 2018.

 Số vụ cháy tại rừng nhiệt đới Amazon đã đạt đến con số kỷ lục trong năm nay với mức tăng 83% so với cùng kỳ năm 2018 Ảnh: THE GUARDIAN

Theo số liệu nhận được từ vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), kể từ tháng 1 năm nay, rừng nhiệt đới Amazon đã xảy ra tới 72.000 vụ cháy. Khói dày đặc bao phủ hơn 7.700 km2 tại khu vực này. Trước đó, Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Brazil (INPE) đã ghi nhận 72.843 vụ hỏa hoạn chỉ riêng trên địa bàn Amazon trong năm nay. Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy, kể từ ngày 22.8 đã có tới 9.017 vụ cháy mới bùng phát.

Hầu hết các vụ cháy xảy ra trong thời gian gần đây đều nằm ở lưu vực sông Amazon, nơi có khu rừng nhiệt đới lớn và quan trọng nhất thế giới trong việc chống lại sự nóng lên toàn cầu. Các vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra trong thời gian gần đây đã khiến chính quyền tiểu bang Amazonas ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 19.8.

Trả lời phỏng vấn của The Global, ông Joselia Pegorim, chuyên gia khí tượng học cho biết, đợt khói dày đặc không xuất phát từ đám cháy của bang São Paulo mà từ đám cháy diễn ra trong nhiều ngày tại Rondônia và Bolivia. Cháy rừng thường xảy ra vào mùa khô tại Brazil, tuy nhiên năm nay tình hình đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Các chuyên gia nhận định, chăn thả gia súc là một trong những lý do lớn nhất, gây ra 80% những vụ tàn phá rừng hiện nay. Amazon Brazil là nơi nuôi thả của khoảng 200 triệu đầu gia súc.

Trả lời phỏng vấn của CNN, Christian Poirier, Giám đốc tổ chức Amazon Watch cho biết, phần lớn các đám cháy là do con người gây ra. Nông dân và chủ các trang trại thường có thói quen đốt lửa để dọn đất, đây được phỏng đoán như một trong những nguyên nhân chính gây ra hỏa hoạn.

Theo Quỹ Động vật hoang dã thế giới, rừng Amazon là nơi sản sinh khoảng 20% oxy trên thế giới và được coi như “lá phổi xanh của hành tinh”. Nếu bị tàn phá mà không thể phục hồi, khu rừng này có thể bắt đầu phát thải ra khícarbon dioxit, tác nhân gây biến đổi khí hậu.

Nhiều tổ chức, nhà hoạt động vì môi trường và người dùng phương tiện truyền thông xã hội trên toàn thế giới đã tỏ ra vô cùng lo ngại về vấn đề này. Trên nền tảng Twitter, người dùng đã đồng loại sử dụng hashtag #PrayForTheAmazon (Cầu nguyện cho Amazon) và chia sẻ các hình ảnh đau xót về vụ cháy rừng.

Trong ngày 24.8, trên toàn thế giới đã nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình vì môi trường nói chung và vì rừng Amazon nói riêng. Những người biểu tình ôn hòa tập trung xung quanh đại sứ quán Brazil của nhiều nước trên thế giới với khẩu hiệu: “Hành tinh này xứng đáng được đối xử tốt hơn”. Nhiều ngôi sao và các nhà hoạt động vì môi trường có tầm ảnh hưởng trên thế giới cũng đã lên tiếng về sự việc. Trên trang cá nhân chính thức của mình, Leonardo DiCaprio đã chia sẻ những hình ảnh của rừng Amazon với thông tin về các vụ hỏa hoạn cũng như những điều mà người hâm mộ của anh có thể làm để cứu lấy Amazon và chống biến đổi khí hậu.

“Nữ hoàng nhạc Pop” Madonna cũng chia sẻ hình ảnh về vụ cháy trên trang cá nhân của mình với dòng trạng thái: “Các đám cháy tiếp tục hoành hành tại Amazon. Đây là sự tàn phá đối với Brazil, người dân bản địa và các loại thực vật, động vật cũng như sự đa dạng sinh học quan trọng của khu rừng”.

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) vừa qua đã xây dựng hàng loạt các chiến dịch để người dân trên toàn thế giới có thể tham gia, chung tay bảo vệ những phần cuối cùng của Amazon. Trong đó có chiến dịch ký tên kêu gọi Chính phủ Anh đưa tình trạng khẩn cấp của Amazon lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của G7 cũng như mọi chương trình nghị sự toàn cầu sau đó. WWF cũng nhận định, Amazon là lá phổi của thế giới, việc chung tay giúp sức chính là một phần trách nhiệm của các công dân toàn cầu.

Các vụ hỏa hoạn là kết quả trực tiếp của tỷ lệ phá rừng tăng vọt, hệ quả của công cuộc dọn đất nông nghiệp chăn nuôi gia súc. The WWF cho biết: “Chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng lớn về số vụ hỏa hoạn vào năm 2019, và một nửa trong số đó xảy ra trong 20 ngày qua. Dù các vụ cháy rừng tự nhiên không phải điều bất thường và thời điểm này trong năm, nhưng quy mô và cường độ của các đám cháy này là rất đặc biệt, là kết quả trực tiếp của việc tăng tỷ lệ phá rừng của nông dân và sự kém kiểm soát của chính phủ Brazil”. 

 THỤC LINH

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top