Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Nhật Bản: Trộm cắp và phá hoại

Thứ Tư 03/07/2019 | 10:39 GMT+7

VHO- Trong đó có 20 vụ xảy ra ở tỉnh Wakayama, 13 vụ ở tỉnh Shiga, 11 vụ tại tỉnh Gunma và Shzouka... Hầu hết các tài sản này đều chưa được xác định rõ và đều được đưa ra ngoài từ khu vực có dân cư thưa thớt.

Bản sao của bức tượng Phật A Di Đà tại chùa Seitaiji cao 90cm, được thực hiện bằng một máy in 3D

Số hóa các bức tượng để chống nạn trộm cắp

 Theo Vụ Văn hóa, trong hai năm qua trên khắp đất nước Nhật Bản có 105 vụ trộm cắp tài sản văn hóa đã được báo cáo.

Một loạt các vụ phá hoại trên diện rộng ở các đền chùa và nghĩa trang tại Quận Fukushima, trong đó có cả những bức tượng Phật Jizo bằng đá bị cắt đầu. Theo cảnh sát, mới đây, có khoảng 100 bức tượng Phật đã bị phá hoại ở 10 địa điểm ở Sukagawa, 2 điểm ở Koriyama và 2 điểm khác ở thành phố Fukushima. Cảnh sát cũng đang tăng cường tuần tra để bắt những kẻ phá hoại. Tại một nghĩa trang ở Koriyama, 19 bức tượng Jizo, thường được đặt ở ngoài trời, đã bị phá vỡ, nhiều trong số đó bị cắt đầu.

“Tôi chưa bao giờ chứng kiến một hành động như thế này”, Toyoharu Saito, 95 tuổi, người phát hiện một bức tượng Jizo bị phá hoại tại khu mộ gia đình mình cho biết. “Ác cảm gì đã khiến những kẻ này chống lại các bức tượng cơ chứ?”. Dường như các bức tượng Jizo ở nghĩa trang đã bị phá hoại, khi một người qua đường nhận ra sự phá hoại, theo cảnh sát.

Tại một ngôi chùa ở Fukushima, sư trụ trì đã hết sức choáng váng khi ông không thể tìm thấy bức tượng Phật chính của ngôi chùa. Sau đó ông tìm thấy nó đã bị phá vỡ trên nền nhà. Hai bức tượng bằng gỗ khác, vốn được đặt sâu bên trong sảnh đường chính của chùa, cũng được phát hiện nằm chỏng chơ trên chiếu truyền thống tatami.

Gửi bảo tàng và số hóa các bức tượng

Các bảo tàng tại Shimane đã được yêu cầu lưu giữ 4 pho tượng Phật hơn 5 năm qua vì các ngôi chùa không còn đủ khả năng bảo quản được trong điều kiện đất đai bị thu hẹp mà dân cư thì ngày càng già đi. Trong hơn 20 năm qua kể từ năm 1995, một số ngôi chùa và cộng đồng địa phương đã tìm cách bảo vệ những tài sản quan trọng nhất bằng cách gửi hoặc tặng 164 pho tượng Phật cho những bảo tàng lớn được điều hành bởi chính quyền tỉnh. Theo khảo sát gần đây của Asahi Shimbun thì có 13 trong tổng số 52 bảo tàng lịch sử cấp quận đã lưu giữ các tài sản văn hóa theo đề nghị của 61 ngôi chùa và một số tổ chức khác. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong số 62 bức tượng được công nhận là tài sản văn hóa thì có 3 bức tượng là tài sản văn hóa quan trọng được Nhà nước công nhận, và 25 bức tượng là tài sản văn hóa do chính quyền tỉnh công nhận.

Một ngôi chùa ở tỉnh Shimane đã phải thay thế tượng Phật của mình bằng một bản sao được tạo ra từ kỹ thuật in 3D hiện đại, để ngăn chặn những tên trộm đang xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực dân cư thưa thớt. Những bức tượng Phật bị đánh cắp hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Wakayama.

“Tôi không còn lựa chọn nào khác, đây là cách để bảo vệ những bức tượng lâu dài”, trụ trì Chisen Inoshita của ngôi chùa Seitaiji, nằm phía Tây của Nhật Bản cho biết. Mọi người vẫn có thể đến viếng bức tượng và cầu nguyện, mặc dù đây chỉ là một bản sao. Được biết, Seitaiji không phải là ngôi chùa duy nhất sử dụng biện pháp đặc biệt này trong bối cảnh đất nước Nhật Bản đang có nhiều sự thay đổi về nhân khẩu học và gia tăng nạn trộm cướp. Chùa Seitaiji kiên quyết không thể để mất bức tượng Phật A Di Đà cao 90 cm, một tài sản văn hóa cấp thành phố có niên đại từ thời kỳ Kamakura (1192-1333). Bức tượng đã được chuyển đến lưu giữ tại bảo tàng Shimane từ năm ngoái để đảm bảo an toàn. Chùa Seitaiji hiện không có người trông coi từ khi người tiền nhiệm của trụ trì Inoshita rời chùa vào năm ngoái. Mặc dù ngôi chùa vẫn đang được quản lý bởi trụ trì Inoshita nhưng ông không thường xuyên có mặt tại chùa, vì hiện tại ông vẫn đang ở tại một ngôi chùa khác.

Một giáo sư lịch sử của trường đại học Kyoto cho rằng, các cơ quan chức năng nên sử dụng những thiết bị và hệ thống nhằm bảo vệ những bức tượng. Ông cho rằng việc quan trọng nhất là thiết lập một hệ thống bảo vệ các bức tượng Phật giáo trong cộng đồng địa phương, bằng cách huy động những người về hưu và những thanh niên tình nguyện thành lập đội tuần tra tại các ngôi chùa.

NGUYỄN HƯNG - D.T

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top